28. NGHIÊN CỨU SỰ HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Phạm Thị Bích Loan1, Hoàng Nguyên Huân1, Nguyễn Thị Vân1, Lê Hà Tuyết Ny2, Lê Đình Dương2
1 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
2 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư là một bệnh lý mãn tính, tác động đến mọi khía cạnh cuộc sống của bệnh nhân và gia đình như thể chất, tâm lý, xã hội và đòi hỏi nhu cầu chăm sóc liên tục và kéo dài.


Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm sự hỗ trợ xã hội và xác định các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư đang điều trị tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương Huế.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 253 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tại Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Trung Ương Huế. Thang đo hỗ trợ xã hội (MOS-SSS) đo lường các đặc điểm sự hỗ trợ xã hội của bệnh nhân trên 4 khía cạnh về hữu hình, cảm xúc – thông tin, tình cảm và tương tác xã hội. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 56,62 tuổi; ung thư ở cơ quan tiêu hóa là cao nhất (21,3%); đang hóa trị (45,6%); Điểm trung bình về hỗ trợ xã hội chung là 56,95; trong đó điểm hỗ trợ theo 4 khía cạnh về hữu hình, cảm xúc – thông tin, tình cảm và tương tác xã hội lần lượt là 71,07; 54,56; 65,02 và 37,28. Bốn yếu tố được xác định liên quan có ý nghĩa với điểm hỗ trợ xã hội chung là trình độ học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp trước khi mắc bệnh, chất lượng cuộc sống.


Kết luận: Bệnh nhân ung thư vẫn thiếu sự hỗ trợ xã hội đặc biệt là khía cạnh về tương tác xã hội. Những can thiệp nên ưu tiên cho nhóm có học vấn thấp, bất lợi về hôn nhân; người lao động tay chân và bệnh nhân chưa hài lòng với chất lượng cuộc sống hiện tại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ban Y, Li M, Yu M et al., The effect of fear of progression on quality of life among breast cancer patients: The mediating role of social support, 19(1), 2021, pp. 1-9.
[2] Bệnh Viện Trung ương Huế, Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên Huế lần thứ 10, accessed-2022.
[3] Laura PF, Catherine MA, Erin EK et al., Social support, self‐efficacy for decision‐making, and follow‐up care use in long‐term cancer survivors, Psycho‐oncology. 23(7), 2014, pp. 788-796.
[4] Joanne H, Samantha S, Lynn C et al. (2017), "Social support following diagnosis and treatment for colorectal cancer and associations with health‐related quality of life: Results from the UK ColoREctal Wellbeing (CREW) cohort study", Psycho‐oncology. 26(12), pp. 2276-
2284.
[5] Long Quynh Khuong, Tuong-Vi Thi Vu, VanAnh Ngoc Huynh et al. Psychometric properties of the medical outcomes study: Social support
survey among methadone maintenance patients in Ho Chi Minh City, Vietnam: A validation study. 13(1), 2018, pp. 1-8.
[6] Peterson, Robert A. A meta-analysis of Cronbach's coefficient alpha.
Journal of consumer research 21.2 (1994): 381-391.
[7] Cathy Donald Sherbourne, Anita L Stewart, The MOS social support survey, Social science & medicine. 32(6), 1991, pp. 705-714.
[8] Hyuna S, Jacques F, Rebecca LS et al., Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36
cancers in 185 countries, CA: A cancer journal for clinicians. 71(3), 2021, pp. 209-249.
[9] Grant RW, Maria P, Gabrielle BR et al., Unmet social support needs among older adults with cancer, Cancer. 125(3), 2019, pp. 473-481.
[10] Hailing Z, Qinghua Z, Peiye C, et al. Resilience and quality of life: Exploring the mediator role of social support in patients with breast cancer, Medical science monitor: International medical journal of experimental and clinical research. 23, 2017, p. 5969.