24. MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ĐÓNG GÓP VÀO PHƠI NHIỄM BỤI PM2.5 CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Anh Thư1, Trần Ngọc Đăng2, Trần Khánh Huyền3, Phạm Đình Toàn 4, Lê Huỳnh Như4
1 Trung tâm y tế quận Bình Thạnh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trung tâm y tế quận Tân Phú
4 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình các yếu tố đóng góp vào phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân bao gồm biến số thuộc các nhóm yếu tố: Đặc điểm nền, địa điểm, phương tiện di chuyển, hoạt động, tình trạng thông khí, chất lượng không khí.


Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu theo dõi dọc thực hiện trên 36 người sinh sống và làm việc tại TP.HCM, đeo thiết bị đo bụi PM2.5 trong 2 ngày liên tiếp và hoàn thành nhật ký hoạt động tương ứng.


Kết quả: Kết quả cho thấy nồng độ bụi PM2.5 trung vị là 14 µg/m3. Mô hình BMA (Bayesian Model Average) xác định mức độ đóng góp của các yếu tố gồm 8 biến số: Tuổi, cuối tuần, độ ẩm, mưa, địa điểm ngoài trời, có mùi khói, có mùi bụi, ăn trong quán ăn/nhà hàng có BIC thấp nhất là -436,4, giải thích được 29,6% sự khác biệt trong phơi nhiễm bụi PM2.5 cá nhân. Môi trường có mùi khói đóng góp cao nhất với 17%. Tiếp đến là các yếu tố tuổi, mưa, địa điểm ngoài trời, cuối tuần đóng góp khoảng 2-4%. Các yếu tố độ ẩm, môi trường có mùi bụi và ăn trong quán ăn/nhà hàng đóng góp dưới 1%.


Kết luận: Cần kiểm soát khói từ các nhà hàng, quán ăn nhằm giảm phơi nhiễm PM2.5 cá nhân tại TP.HCM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] USEPA. Air Quality Criteria for Particulate Matter. United States Environmental Protection Agency. 2004.
[2] Phi TH, Chinh PM, Cuong DD et al., Elemental Concentrations in Roadside Dust Along Two National Highways in Northern Vietnam and the Health-Risk Implication. Arch Environ Contam Toxicol, 2018;74(1):46-55.
[3] WHO, Ambient air pollution attributable deaths 2019 [Available from: Https://www.who.int/data/gho/data/indicators/indicator-details/GHO/ambient-air-pollution-attributable-deaths.
[4] Nguyễn Trường Viên, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh, Phan Hoàng Thùy Dung & cs, PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2021;142(6):tr.108-18.
[5] Pope CA, Burnett RT, Thun MJ et al., Lung cancer, cardiopulmonary mortality, and long-term exposure to fine particulate air pollution. JAMA, 2002;287:1132–41.
[6] Shih-Chun Candice Lung et al. Panel study using novel sensing devices to assess associations of PM2.5 with heart rate variability and exposure sources. Journal of Exposure Science & Environmental Epidemiology. 2020.
[7] Michael Heimbinder, Chris Lim. AirBeam3 Technical Specifications, Operation & Performance 2022 [Available from: Https://www.habitatmap.org/blog/airbeam3-technical-specifications-operation-performance.
[8] Dự án Chung tay vì Không khí Sạch. Báo cáo hiện trạng bụi PM2.5 tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020. 2021.
[9] Sanchez M, Milà C, Sreekanth V et al., Personal exposure to particulate matter in peri-urban India: Predictors and association with ambient concentration at residence. J Expo Sci Environ Epidemiol, 2020;30:596–605.
[10] Li N XC, Liu Z, Li N et al., Determinants of personal exposure to fine particulate matter in the retired adults - Results of a panel study in two megacities. China Environ Pollut, 2020;265(PtB):114989.