16. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH

Hà Văn Hoàng Thiện Đức1, Đỗ Thị Hồng Tươi1, Kiều Ngọc Minh2, Huỳnh Giao2,3
1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
3 Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Lê Văn Thịnh.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 240 bệnh nhân tăng huyết áp và/ hoặc đái tháo đường từ 12 tháng trở lên tại phòng khám ngoại trú – Bệnh viện Lê Văn Thịnh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024. Sử dụng thang đo MMAS-8 để đánh giá tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc.


Kết quả: Trong điều trị đái tháo đường, metformin được chỉ định cao nhất (84,9%), phối hợp thuốc phổ biến là Biguanid + ức chế DPP-4 (17,6%). Đối với điều trị tăng huyết áp chủ yếu gồm: Chẹn Calci (CCB) (66,4%), chẹn Beta (BB) (64,6%), ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) (57,4%). Phối hợp thuốc phổ biến là ARB+CCB+BB (17,0%). Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc là 79,2%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc bao gồm nghề nghiệp, số lượng thuốc điều trị và cảm giác lo lắng/u sầu của bệnh nhân (p<0,05).


Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị dùng thuốc chưa cao. Do đó, nhân viên y tế cần chú trọng đến việc tư vấn và hướng dẫn cũng như tuyên truyền tuân thủ dùng thuốc thông qua các phương tiện truyền thông. Bệnh nhân cần hiểu rõ về tầm quan trọng của tuân thủ dùng thuốc trong việc kiểm soát bệnh, để góp phần nâng cao chất lượng sống và giảm các gánh nặng bệnh tật do BMT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization (WHO). Noncommunicable diseases 2023 [Available from: Https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/noncommunicable-diseases.
[2] CDC. About Chronic Diseases 2022 [Available from: Https://www.cdc.gov/chronicdisease/about/index.htm.
[3] Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng. Tăng huyết áp - Kẻ giết người thầm lặng 2015 [Available from: Https://vncdc.gov.vn/tang-huyet-ap-ke-gietnguoi-tham-lang-nd14113.html.
[4] Diabetes Atlas. International Diabetes Federation. Diabetes prevalence (% of population ages 20 to 79) [Available from: Https://data.worldbank.org/indicator/SH.STA.DIAB.ZS.
[5] Lê Trúc Lam, Huỳnh Giao, Nguyễn Phi Hồng Ngân & cs, Tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan đến người bệnh mạn tính. Tạp chí Y
học Việt Nam, 2023;526(1A).
[6] Huang J, Ding S, Xiong S et al., Medication adherence and associated factors in patients with type 2 diabetes: A structural equation model. Frontiers in public health. 2021;9:730845.
[7] Đoàn Thị Thu Hương. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú
Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Bộ Công An: Trường Đại học Dược Hà Nội; 2015.
[8] Lương Huỳnh Thanh Hằng, Đỗ Kim Quế, Trần Thị Thanh Hương & cs, Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên
bệnh nhân điều trị ngoại trú Tại Trung tâm Y Tế Thành phố Long Xuyên năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 2023;524(2).
[9] Nguyễn Trọng Nhân. Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm y tế huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên
cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô 2022;16:213-26.
[10] Lê Thị Minh, Lê Thị Bình. Tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp có đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Y học Cổ Truyền Hà Nội năm 2023. Tạp chí Y học Việt
Nam, 2024;534(2).
[11] Gabrielle K. Y. Lee, Harry H. X. Wang, Kirin Q. L. Liu et al., Determinants of Medication Adherence to Antihypertensive Medications among a Chinese Population Using Morisky Medication Adherence Scale. PLOS ONE. 2013;8(4):e62775.