13. TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Phương Thảo1, Trần Văn Khanh2, Nguyễn Đăng Dung1, Huỳnh Giao1,2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 02 - 05/2024 ở sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Thông tin thu thập bao gồm: Chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng), yếu tố về cá nhân và yếu tố về gia đình.


Kết quả: Trong tổng số 338 sinh viên tham gia vào nghiên cứu, sinh viên có tình trạng thừa cân và béo phì là 41,7%; trong đó tỉ lệ thừa cân là 23,4% và béo phì là 18,3%. Các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thừa cân và béo phì bao gồm: Giới tính, người sống cùng, lượng nước lọc uống trung bình mỗi ngày, chi tiêu ăn uống hàng tháng, gia đình và bạn bè có tình trạng thừa cân - béo phì, học lực, ăn ngoài hàng quán cùng bạn bè và lượng nước ngọt có ga tiêu thụ mỗi lần (p<0,05).


Kết luận: Tỉ lệ thừa cân, béo phì và tình trạng tiêu thụ đồ uống có đường của sinh viên tương đối cao. Tuy nhiên, kiến thức về đồ uống có đường ở sinh viên còn nhiều hạn chế. Cần có những biện pháp giáo dục sức khỏe giúp sinh viên giảm thiểu sử dụng đồ uống có đường và cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ritchie H, Roser M. Obesity. Our World Data [Internet]. 2024 Feb 29 [cited 2024 Jun 15]; Available from: Https://ourworldindata.org/obesity
[2] WHO, Obesity and overweight.
[3] WHO. World Obesity Day 2022 – Accelerating action to stop obesity.
[4] Nguyễn Thị Đan Thanh, Phạm Văn Phú, Trần Ngọc Trung. Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của sinh viên năm nhất trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tạp Chí Dinh Dưỡng Và Thực Phẩm, 2016 Jul 29;12(4):43–50.
[5] Nguyễn Lê Ánh Hồng, Đỗ Nguyễn Thanh Thanh, Trần Ngọc Anh & cs, Khảo sát tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan trên sinh viên khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ, 2023 Jul 12;(61):246–52.
[6] Đỗ Ngọc Bảo Hân, Tần suất, mức độ tiêu thụ đồ uống có đường và tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Hóc Môn TPHCM năm 2021 [Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế Công Cộng]. Đại học Y Dược TP.HCM; 2021.
[7] Nguyễn Võ Phương Trang, Tình trạng dinh dưỡng và tần suất tiêu thụ đồ uống có đường của sinh viên các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh [Luận văn Thạc sĩ Y học], Đại học Y Dược TP.HCM; 2022.
[8] Thomas E, M G. Prevalence and Determinants of Overweight and Obesity among Medical Students. Natl J Physiol Pharm Pharmacol, 2019 Nov 6;10(1):42–42.
[9] Pan XB, Wang HJ, Zhang B et al., Plain Water Intake and Association With the Risk of Overweight in the Chinese Adult Population: China Health and Nutrition Survey 2006–2011. J Epidemiol, 2020 Mar 5;30(3):128–35.
[10] Chan T. Sugar-Sweetened Beverage Consumption Frequency vs. BMI: National Health and Nutrition Examination Survey 2003-2004. Georgia State University; 2011.