48. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRẺ MẮC MOYAMOYA TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Ngọc Anh1, Cao Vũ Hùng1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đặc điểm chẩn đoán hình ảnh của các trẻ mắc Moyamoya tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017-2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh, hồi cứu và tiến cứu trên 51 bệnh nhân nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phân ích và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nhi có điểm Glasgow 15 điểm chiếm 60,8% và triệu chứng lâm sàng liệt khu trú chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 82,3%. Đánh giá điểm Rankin cải tiến tại thời điểm nhập viện cho thấy tỷ lệ bệnh nhi có điểm 4 là khá cao, đạt 62,7%. Trong số các trường hợp được chẩn đoán với bệnh Moyamoya khi nhập viện, đột quỵ chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên đến 43,1%, và 94,1% trong số này cho thấy sự hẹp hoặc tắc động mạch não giữa.


Kết luận: Bệnh Moyamoya có thể xuất hiện với các triệu chứng thần kinh thoáng qua kèm theo các cơn đột quỵ và thường bị bỏ sót, dẫn đến chẩn đoán muộn. Mặc dù bệnh Moyamoya không phổ biến nhưng gánh nặng bệnh tật vẫn nặng nề do tỷ lệ nhập viện cao, thời gian nằm viện dài và chi phí tăng cao. Moyamoya nên được xem xét và đánh giá chẩn đoán bắt đầu ở những bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, những người có biểu hiện suy giảm thần kinh cấp tính hoặc các triệu chứng không giải thích được liên quan đến thiếu máu não cục bộ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoshino H, Izawa Y, Suzuki N, Epidemiological features of moyamoya disease in Japan, Neurol Med Chir (Tokyo), 2012, 52 (5), 295-298.
[2] Research Committee on the Pathology and Treatment of Spontaneous Occlusion of the Circle of Willis and Health Labour Sciences Research Grant for Research on Measures for Infractable Diseases, Guidelines for diagnosis and treatment of moyamoya disease (spontaneous occlusion of the circle of Willis), Neurol. Med. Chir. (Tokyo), 2012, 52 (5), 245-266.
[3] Trần Minh Trí, Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý Moyamoya bằng phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong và ngoài sọ, Accessed: Apr. 03, 2024. [Online]. Available: http://thu-vienso.quochoi.vn/handle/11742/62900.
[4] Meena SS, Ramkumar TV, Sharma S et al., Moyamoya syndrome associated with severe iron deficiency anemia in a young child, Pediatr Hematol Oncol, 2012, 29 (4) , 368-371.
[5] Mesiwala AH, Sviri G, Fatemi N et al., Long-term outcome of superficial temporal artery-middle cerebral artery bypass for patients with moyamoya disease in the US, Neurosurg Focus, 2008, 24 (2) , E15.
[6] Scott R Michel, Smith Edward R, Moyamoya disease and moyamoya syndrome, N. Engl. J. Med., 2009, 360 (12), 1226-1237.
[7] Kim JS, Moyamoya Disease: Epidemiology, Clinical Features, and Diagnosis, J Stroke, 2016, 18(1), 2-11.
[8] Liu P, Han C, Li DS et al., Hemorrhagic Moyamoya Disease in Children: Clinical, Angiographic features, and Long-Term Surgical Outcome, Stroke, 2016, 47 (1), 240-243.
[9] Scott RM, Smith JL, Robertson RL et al., Long-term outcome in children with moyamoya syndrome after cranial revascularization by pial synangiosis, J. Neurosurg, 2004, 100 (2 Suppl Pediatrics), 142-149.
[10] Baik JS, Lee MS, Movement disorders associated with Moyamoya disease: a report of 4 new cases and a review of literatures, Mov. Disord. Off. J. Mov. Disord. Soc., 2010, 25 (10), 1482-1486.