7. PHÂN TÍCH GÁNH NẶNG KINH TẾ CỦA BỆNH HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH GIAI ĐOẠN 2018-2023

Hoàng Thy Nhạc Vũ1,2, Quách Minh Phong1, Nguyễn Thanh Hùng1, Nguyễn Thị Hồng Nhung2, Trần Thanh Thiện3
1 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích gánh nặng kinh tế trong điều trị bệnh hô hấp tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) giai đoạn 2018-2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu về chi phí trực tiếp y tế trong điều trị bệnh hô hấp tại BVLVT trong giai đoạn 2018-2023. Dữ liệu được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu toàn bộ, chọn dữ liệu liên quan đến người bệnh có bảo hiểm y tế, có mã bệnh chính từ J00 đến J99 theo phân loại ICD-10 để tổng hợp và phân tích.


Kết quả: Trong giai đoạn 2018-2023, tổng chi phí điều trị bệnh hô hấp cho người bệnh trong mẫu nghiên cứu tại BVLVT là 211,919 tỷ đồng, với chi phí điều trị nội trú chiếm 50,5%. Trong hai nhóm bệnh có tổng chi phí cao nhất của toàn viện, 93,1% chi phí điều trị cúm và viêm phổi liên quan đến điều trị nội trú; và 93,6% chi phí điều trị nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính liên quan đến điều trị ngoại trú. Trong điều trị ngoại trú, tổng chi phí điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo thời gian, từ 8,175 tỷ đồng (năm 2018) đến 14,164 tỷ đồng (năm 2023). Trong điều trị nội trú, tổng chi phí điều trị cúm và viêm phổi có giá trị cao nhất, và có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu, từ 7,512 tỷ đồng (năm 2018) đến 18,624 tỷ đồng (năm 2023). Giữa các thành phần chi phí trực tiếp y tế, chi phí thuốc luôn cao nhất trong từng năm, có xu hướng tăng theo thời gian, với tỷ lệ chi phí thuốc trong mỗi năm giao động từ 58,9% đến 60,7%


Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy chi phí điều trị mỗi năm của nhóm bệnh hô hấp gia tăng theo thời gian, đặc biệt là chi phí điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính và bệnh hô hấp dưới mạn tính (trong điều trị ngoại trú); và bệnh cúm và viêm phổi (trong điều trị nội trú). Những kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết của việc quản lý chi phí y tế và đưa ra các chính sách hiệu quả nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế của bệnh hô hấp tại BVLVT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Levine SM, Marciniuk DDJC. Global impact of respiratory disease: What can we do, together, to make a difference? Chest, 2022, 161(5): 1153 - 1154.
[2] Labaki WW, Han MK. Chronic respiratory diseases: A global view.
The Lancet Respiratory medicine, 2020, 8(6): 531 - 533.
[3] Shi T, Denouel A, Tietjen AK et al., Global Disease Burden Estimates of Respiratory Syncytial Virus–Associated Acute Respiratory Infection in
Older Adults in 2015: A Systematic Review and Meta-Analysis. The Journal of Infectious Diseases ; 2019, 222(Supplement_7): S577 - S83.
[4] Kim C, Kim Y, Yang D-W et al., Direct and Indirect Costs of Chronic Obstructive Pulmonary Disease in Korea. Tuberculosis and respiratory diseases. 2018, 82(1): 27 - 34.
[5] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Văn Khanh, Trần Thanh Thiện & cs, Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị cho người bệnh có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2023. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2023, 530(1B): 186 - 190.
[6] Lã Thanh Duy, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Lê Phước Thành Nhân & cs, Phân tích chi phí sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh đái tháo đường có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2023, 528(1): 349 - 352.
[7] Nguyễn Trọng Duy Thức, Lê Thọ, Đồng Sỹ Quang & cs, Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị nội trú bệnh viêm phổi do vi khuẩn cho trẻ em có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2021, 505(1): 99 – 103.