6. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG NGÂN SÁCH CỦA CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH: NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích tác động ngân sách trong điều trị các bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) giai đoạn 2018-2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đến các lượt điều trị bệnh lý tim mạch của người bệnh tại BVLVT trong giai đoạn 2018-2023. Tác động ngân sách được phân tích thông qua tổng CPTTYT chi trả cho người bệnh có BHYT trong từng năm, theo từng nhóm bệnh, theo điều trị nội trú/ ngoại trú, theo thành phần chi phí. Số liệu được xử lý, tổng hợp bằng Excel và phân tích bằng phần mềm R.
Kết quả: Trong giai đoạn 2018-2023, tổng chi phí được BHYT thanh toán trong điều trị bệnh lý lý tim mạch tại BVLVT chiếm 85,0% tổng chi phí đã sử dụng cho 746.159 lượt điều trị. Có 85,2% chi phí tập trung điều trị cho 735.194 lượt ngoại trú; 14,8% chi phí điều trị cho 10.956 lượt nội trú. Trong toàn viện, 81,2% chi phí tập trung vào điều trị bệnh lý tăng huyết áp; trong đó, phần lớn là điều trị ngoại trú. Trong điều trị nội trú, gần 50% chi phí điều trị chia đều cho bệnh mạch máu não (25,1%) và bệnh tăng huyết áp (21,9%). Chi phí trung bình cho lượt điều trị ngoại trú bệnh tim mạch tăng dần theo thời gian (từ 399.900/ lượt năm 2018 tháng 572.000/ lượt năm 2023). Thuốc chiếm 74,9 % tổng chi phí điều trị cho người bệnh toàn viện. Chi phí xét nghiệm và chi phí chẩn đoán hình ảnh chia theo tỷ lệ 2/3 cho điều trị ngoại trú và 1/3 cho điều trị nội trú.
Kết luận: Thông tin cung cấp từ nghiên cứu này sẽ giúp lãnh đạo bệnh viện có những đánh giá toàn diện về việc sử dụng nguồn tài chính của bệnh viện trong điều trị bệnh lý tim mạch, từ đó có những can thiệp cần thiết để hướng tới tối ưu hóa chi phí điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tác động ngân sách, Bảo hiểm y tế, chi phí trực tiếp y tế, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế. Thống kê y tế, Available from: Https:// moh.gov.vn/thong-ke-y-te, 2020.
[3] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Lê Phước Thành Nhân, Mai Ngọc Quỳnh Anh & cs, Phân tích chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh giai đoạn 01-06/2023. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 530 số 1B, tháng 09/2023, trang 252-255.
[4] Nguyen T, Nguyen T, Postma Maarten. Economic Burden Of Acute Myocardial Infarction In Vietnam. Value Heal; (2015) 18(7):A389.
[5] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Văn Khanh, Trần Thanh Thiện & cs, Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị cho người bệnh có Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 530 số 1B, tháng 09/2023, trang 185-189
[6] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên, Lê Phước Thành Nhân & cs, Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516, số 2, tháng 7/2022, trang 224-228.
[7] Phạm Thị Hiền, Nguyễn Tấn Thành, Trần Quang Huy & cs, Phân tích chi phí Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện tỉnh Kiên Giang trong ba năm, 2018 đến 2020. Tạp chí Y học Dự phòng, tập 32 số 2, tháng 3/2022, trang 67–74.
[8] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên, Lê Phước Thành Nhân & cs, Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú: Nghiên cứu tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 522, số 1, tháng 1/2023, trang 112-116.