ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG KHÁNG SINH CEPHALOSPORIN THẾ HỆ 3, 4 TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế 3, 4 tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2019 – 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 158 bệnh án của bệnh nhân ra viện từ ngày 20/02/2020 đến 24/02/2020 (5 ngày) lưu tại kho lưu trữ bệnh án, phòng Kế hoạch tống hợp, Bệnh viện Thống Nhất.
Kết quả: Đa số bệnh nhân không có chẩn đoán nhiễm khuẩn nhưng có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 69,92%. Thời gian điều trị kháng sinh C3G/C4G của nhóm có dấu hiệu nhiễm khuẩn là 9,22 ± 2,79 ngày. Kháng sinh Cefotaxim được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 26,58%. Đa số chỉ định sử dụng kháng sinh C3G/C4G cho bệnh nhân là phù hợp hoặc phù hợp 1 phần, chiếm tỉ lệ 74,05%. Hiệu quả sử dụng kháng sinh phù hợp hoặc phù hợp 1 phần đạt kết quả cao, chiếm tỷ lệ 39,24%. Phần lớn
các bệnh án được chẩn đoán hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn sau khi sử dụng kháng sinh C3G/C4G đều đạt hiệu quả điều trị, chiếm tỉ lệ 75%. Đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh C3G/C4G đạt hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ trên các bệnh án không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 77,78%. Tỷ lệ có tăng men gan là 7,59%, tỷ lệ giảm tiểu cầu là 3,16%.
Kết luận: Thời gian điều trị kháng sinh C3G/C4G của nhóm có dấu hiệu nhiễm khuẩn là 9,22 ± 2,79 ngày. Kháng sinh Cefotaxim được sử dụng nhiều nhất. Đa số chỉ định sử dụng kháng sinh C3G/C4G là phù hợp hoặc phù hợp 1 phần. Hiệu quả sử dụng kháng sinh phù hợp hoặc phù hợp 1 phần đạt kết quả cao. Tỷ lệ có tăng men gan là 7,59%, tỷ lệ giảm tiểu cầu là 3,16%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh viện Thống Nhất, kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, 4
Tài liệu tham khảo
[2] Chang A, Grimwood K, Mulholland E et al., Bronchiectasis in indigenous children in remote Australiaij commutulies, Med J Aust., 2002: 177 (4): 200-204.
[3] Gilbert DN, Moellering RC, Eliopoulos GM et al., The Sanford guide to antimicrobial therapy 2010, Antimicrobial Therapy, 2010.
[4] Lee H, Jung D, Yeom JS et al., Evaluation of ceftriaxone utilization at multicenter study, Korean J Intern Med., 2009; 24(4): 374–380.
[5] Trung NX, Analysis of the current situation of antibiotic use at 354 Military Hospital in 2017, Thesis of a specialist pharmacist at level 2, Hanoi University of Pharmacy, 2017. (in Vietnamese)
[6] World Health Organization. WHO recomendations for prevention and treatment of maternal perigartum infection, https://www.who.int/reproductivehealth/publications/maternal_perinatal_health/peripartum-infections-guidelines/en/. Accessed on 15th March 2021
[7] LeMire M, Wing L, Gordon DL, An audit of third generation cephalosporin prescribing in a tertiary care hospital, Aust N Z J Med., 1996; 26(3): 386-90.