44. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH (2022-2023)

Nguyễn Quang1, Cao Trường Sinh2, Nguyễn Quang Thiều3, Hoàng Đình Cảnh3
1 Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh
2 Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh
3 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh từ năm 2022-2023.


Phương pháp: Nghiên cứu bằng các phương pháp dịch tễ học mô tả có phân tích.


Kết quả: 180 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình 54,7; tỷ lệ nam/nữ là 8,47/1; 86,1% sống tại nông thôn; 57,2% làm ruộng và 41,1% làm nghề lặn biển. Lâm sàng nổi bật có 89,4% đau tại vùng khớp háng; 96,1% khó khăn khi vận động khớp háng; thời gian xuất hiện tổn thương đến khi vào viện trung bình 19,70 ± 16,57 tháng; 100% teo cơ và hạn chế vận động; 56,6% ngắn chi từ 0,5 cm trở lên. Cận lâm sàng có hình ảnh giảm mật độ xương (42,2%) và loãng xương (29,4%), giá trị
T-score trung bình -1,74 ± 0,99; tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất là độ III khi chụp MRI (57,2%) và khi chụp X quang (46,6%).


Kết luận: Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi chủ yếu gặp ở nam, sống ở nông thôn với các biểu hiện teo cơ, đau vùng khớp háng, hạn chế vận động, giảm mật độ xương hoặc loãng xương với giá trị T-score -1,74 ± 0,99

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Zalavras CG, Lieberman JR, Osteonecrosis of the femoral head: evaluation and treatment, J. Am. Acad Orthop Surg., 2014, Vol. 22 (7), pp. 455-464.
[2] Chen X, Li M, Yan J et al, Alcohol Induces Cellular Senescence and Impairs Osteogenic Potential in Bone Marrow-Derived Mesenchymal Stem Cells. Alcohol Alcohol, 2017, 52 (3), pp. 289-297.
[3] Seijas R, Sallent A, Rivera E et al, Avascular Necrosis of the Femoral Head, J. Investig Surg Off J Acad Surg Res, 2019, Vol. 32 (3), pp. 218-219.
[4] Phan Bá Hải, Nguyễn Văn Toàn, Kết quả điều trị thay khớp háng toàn phần trên bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, Tạp chí Y học cộng đồng, 2021, 62 (7).
[5] Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân, Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y học Việt Nam, 2003, 292, 75-80.
[6] Võ Thanh Toàn, Ngô Hoàng Viễn, Nguyễn Minh Dương, Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Thống Nhất, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, số 2, 168-173.
[7] Trần Lê Đồng, Mỵ Duy Tiến, Lê Tuấn Dũng, Đánh giá kết quả bước đầu thay khớp háng toàn phần trên bệnh nhân thợ lặn bị hoại tử chỏm xương đùi ở đảo Phú Quý, Tạp chí Y học thực hành, 2020, số 175, tr. 5-7.
[8] Nguyễn Hải Niên, Nguyễn Tuấn Anh, Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X quang và cộng hưởng từ ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, Tạp chí Y học Việt Nam, 2021, số 500 (1).
[9] Ikeuchi K, Hasegawa Y, Seki T et al, Epidemiology of nontraumatic osteonecrosis of the femoral head in Japan, Mod Rheumatol, 2015, 25 (2), pp. 278-281.
[10] Wei W, Tan B, Yan Y et al, Hip Preservation or Total Hip Arthroplasty? A Retrospective Case-Control Study of Factors Influencing Arthroplasty Decision-Making for Patients with Osteonecrosis of the Femoral Head in China, Orthop Surg, 2023, 15 (3), pp. 731-739.
[11] Nguyễn Trung Hòa, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Văn Tập, Hiệu quả can thiệp calci-D và truyền thông phòng chống loãng xương ở người có mật độ xương thấp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2013, Hội nghị khoa học ngành Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 1-7.
[12] Lại Thùy Dương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nghiên cứu thực trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 530 (1).