43. NHẬN XÉT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN 12 BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT DO LAO TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

Phạm Văn An1, Nguyễn Hữu Trí1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kết quả điều trị của bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt do lao.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh, nghiên cứu mô tả hối cứu tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023 chúng tôi thu nhận và điều trị cho 12 bệnh nhân.


Kết quả: Có 13,8% bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt do lao trong các bệnh nhân lao màng ngoài tim. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 53,0 ± 18,0. Triệu chứng khó thở (100%), phù (75%), ho (100%), sốt (41,7%), 100% bệnh nhân có triệu chứng của suy tim phải, NYHA II (33,3%), NYHA III (41,7%), NYHA IV (25%). X quang ngực phát hiện tổn thương nghi lao là 75% và cắt lớp vi tính ngực là 83,3%. Tràn dịch màng phổi hai bên 91,7% và tràn dịch ổ bụng 66,7%. Dịch màng phổi chủ yếu là dịch tiết ADA 41,8 ± 11,4 u/l. Chẩn đoán lao có bằng chứng 33,3%. Có 25% bệnh nhân được phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị thất bại 25%.


Kết luận: Viêm màng ngoài tim co thắt do lao thường tiến triển âm thầm và là một đặc trưng của lao màng ngoài tim. Việc chẩn đoán còn rất khó khăn. Tuy nhiên, chẩn đoán ban đầu có thể được thực hiện bằng hình ảnh, các dấu hiệu đặc trưng khác như khám lâm sàng, yếu tố nguy cơ và tìm các tổn thương lao ở các cơ quan khác. Phẫu thuật cắt màng ngoài tim nên được tiến hành sớm, tiếp theo là tiếp tục dùng phác đồ chống lao và Corticoid. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Global Tuberculosis report, October 2020.
[2] Hoàng Minh, Lao màng não, lao màng ngoài tim, lao màng bụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002.
[3] Mayosi BM, Commerford PJ, Pericardial disease: an evidence-based approach to diagnosis and treatment, In: Yusuf S, Cairns J.A, Camm A.J (eds), Evidence-Based Cardiology, 2nd edn, London, BMJ Books, 2003, 2735-2748.
[4] D.H.N, Tuberculous pericarditis, a review of 100 cases, S. Afr. Med. J., 1979, 1955, 1877-1880.
[5] Wiysonge CS, Gumedze F et al, IMPI Africa Investigators, Excess mortality in presumed tuberculous pericarditis, Eur. Heart J., 2006, 2027, p. 5452.
[6] Sagrista-Sauleda J, Soler-Soler J, Tuberculous pericarditis: ten year experience with a prospective protocol for diagnosis and treatment, J. Am. Coll Cardiol, 1988, 11 (14), 724-728.
[7] Mynors JM, Pericarditis - a five year study in the African, Cent Afr. J. Med., 1973, 19 (12), 19-22.
[8] Reuter H, Doubell AF, Epidemiology of pericardial effusions at a large academic hospital in South Africa, Epidemiol Infect, 2005, 133 (3), 393-399.
[9] Watch V, The burden of presumed tuberculosis in hospitalized children in a resource-limited setting in Papua New Guinea: a prospective observational study, Int Health, 2017, 9 (6), 374-378.
[10] Obihara NJ, Tuberculous pericardial effusions in children, J. Pediatric Infect Dis. Soc., 2018, 7 (4), 346-349.
[11] Hugo-Hamman CT, De Moor MM, Tuberculous pericarditis in children: a review of 44 cases, Pediatr Infect Dis. J., 1994, 13 (11), 13-18.
[12] Mayosi BM, Doubell AF, Tuberculous pericarditis, Circulation, 2005, 112 (123), 3608-3616.
[13] Mayosi BM, Prednisolone and Mycobacterium indicus pranii in tuberculous pericarditis to reduced incidence of constrictive pericarditis, N. Engl. J. Med, 2014, 371 (312), 1121-1130.
[14] P.J.M, Pleural fluid biomarkers: beyond the light criteria, Clin Chest Med., 2013, 1, 27-37.
[15] Theron G, Determinants of PCR performance (Xpert MTB/ RIF), including bacterial load and inhibition, for TB diagnosis using specimens from different body compartments, Sci. Rep., 2014, 4, 5658.