2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN CỦA TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2022 - 2023

Nguyễn Thị Hồng Nhung1, Hoàng Thy Nhạc Vũ1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng quan hệ thống nhằm xác định các cặp tương tác thuốc bất lợi (TTT) phổ biến trong điều trị tại bệnh viện từ các kết quả nghiên cứu được công bố trên thế giới giai đoạn 2022- 2023.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng câu lệnh với cú pháp cụ thể để tìm kiếm và chọn lọc trên PubMed các nghiên cứu có toàn văn bằng tiếng Anh với nội dung nghiên cứu về tỉ lệ TTT, được công bố trong giai đoạn 2022-2023.
Kết quả nghiên cứu: Dựa trên 20 nghiên cứu được đưa vào tổng quan hệ thống, có 393 cặp TTT khác nhau được ghi nhận, với cặp TTT có tỉ lệ cao nhất là lorazepam + olanzapin (55,5%). Ritonavir là hoạt chất xuất hiện nhiều nhất, trong 24/393 cặp TTT, chiếm 6,1%. Trong 393 cặp TTT, có 11 cặp TTT có trong “Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” (kèm theo Quyết định số 5948/QĐ-BYT), trong đó, erythromycin + fluconazol và ceftriaxon + canxi gluconat là 2 cặp thuốc có tần suất xuất hiện cao nhất với tỉ lệ lần lượt chiếm 33,6% và 25,0%.
Kết luận: Chỉ định thuốc có tương tác bất lợi vẫn là một vấn đề đang tồn tại trong thực hành lâm sàng. Nhiều cặp TTT được ghi nhận trong thực hành lâm sàng trên thế giới nhưng chưa có trong danh mục TTT của BYT ban hành năm 2021. Do đó, cán bộ y tế cần cập nhật liên tục thông tin thuốc từ nhiều nguồn để duy trì yêu cầu đảm bảo an toàn người bệnh trong quá trình tham gia điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Askari M ES, Louws M, Wierenga PC et al, Fre- quency and nature of drug-drug interactions in the intensive care unit. Pharmacoepidemiology and drug safety. 2013, 22(4): 430 - 437.
[2] Gagne JJ, Maio V, Rabinowitz C. Prevalence and predictors of potential drug-drug interactions in Regione Emilia-Romagna, Italy. Journal of clin- ical pharmacy and therapeutics. 2008, 33(2): 141- 151.
[3] Perić A, Udilović A, Dobrić S et al., The impact of treatment choices on potential drug-drug in- teractions in hypertensive patients. British jour- nal of clinical pharmacology, 2022, 88(5): 2340 - 2348.
[4] Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Phạm Thành Suôl, Nguyễn Thiên Vũ và cộng sự, Tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú-nội trú và yếu tố liên quan tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022, 51: 236 – 244.
[5] Roblek T, Vaupotic T, Mrhar A et al., Drug- drug interaction software in clinical practice: A systematic review. European journal of clinical pharmacology, 2015, 71(2): 131 - 142.
[6] Bộ Y tế, Quyết định số 5948/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 2021: 2-3.
[7] Liu Y, Yang M, Ding Y et al., Clinical signifi- cance of potential drug-drug interactions in older adults with psychiatric disorders: A retrospective study. BMC psychiatry, 2022, 22(1): 563.
[8] Mills KT, Stefanescu A, He J, The global epi- demiology of hypertension. Nature reviews Ne- phrology, 2020, 16(4): 223 - 237.
[9] Li T, Hu B, Ye L et al., Clinically Significant Cytochrome P450-Mediated Drug-Drug Inter- actions in Children Admitted to Intensive Care Units. International journal of clinical practice, 2022, 2786914.
[10] Nawaz HA, Khan TM, Adil Q et al., A Prospec- tive Study of Medication Surveillance of a Pedi- atric Tertiary Care Hospital in Lahore, Pakistan. Pediatric reports, 2022, 14(2): 312 - 319.