30. KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Võ Thị Thật1, Dương Minh Đức2, Đỗ Mạnh Hùng3, Nguyễn Võ Minh Hoàng4, Huỳnh Mỹ Thư4
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y tế công cộng
3 Bệnh viện Nhi Trung ương
4 Bệnh viện thành phố Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiệt sức nghề nghiệp là hội chứng căng thẳng mạn tính tại nơi làm việc mà không được kiểm soát thành công, để lại nhiều hậu quả và chưa được quan tâm đúng mức.


Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của điều dưỡng ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2023 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.


Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, đối tượng là điều dưỡng các khoa lâm sàng đã công tác tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức từ 12 tháng trở lên. Sử dụng thang đo kiệt sức nghề nghiệp của bộ câu hỏi Maslach Burnout Inventory với 22 câu hỏi với 3 cấu phần là cạn kiệt cảm xúc, hoài nghi bản thân và hiệu quả công việc.


Kết quả: Nghiên cứu đã khảo sát được 180 điều dưỡng. Tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp của điều dưỡng các khoa lâm sàng là 33,3%, trong đó khối nội khoa có tỷ lệ 42,6%, khối ngoại khoa có tỷ lệ 30,5% và khối hồi sức có tỷ lệ 24,3%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của điều dưỡng gồm: số giờ làm việc nhiều hơn 40 giờ/tuần, trực theo ca 16 giờ, tần suất trực đêm từ 2 lần/tuần trở lên, không hài lòng với sự hỗ của đồng nghiệp, môi trường làm việc không an toàn, ý định nghỉ việc ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên (p < 0,05).


Kết luận: Bảo đảm thời gian làm việc của điều dưỡng không quá 40 giờ/tuần, hạn chế việc trực đêm trên 2 lần/tuần trở lên, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh trật tự.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Burn-out an “occupational phenomenon”: International Classification of Diseases, 2019.
[2] Friganovi A, Stress and burnout syndrome and their associations with coping and job satisfaction in critical care nurses: a literature review, Medicina Academica Mostariensia, 2018, 6 (1), 21-31.
[3] Nguyễn Tiến Hoàng, Nguyễn Thành Luân, Tình trạng kiệt sức của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan đến an toàn người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi năm 2018, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2019, 24 (1), tr. 115-120.
[4] Lê Thị Thanh Nguyện, Trần Ngọc Đăng, Nguyễn Trường Viên & cs, Kiệt sức nghề nghiệp ở điều dưỡng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh và yếu tố liên quan, Tạp chí Nghiên cứu y học, 6/2022, 15, 155 (7), 177-86.
[5] Lê Hữu Phúc, Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng ở bác sỹ và điều dưỡng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Cấp cứu và Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2020, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y tế công cộng, 2020.
[6] Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Thị Minh Ngọc & cs, Nghiên cứu tình trạng kiệt sức (burnout) của điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Việt Tiệp, thành phố Hải Phòng năm 2019, Tạp chí Y học dự phòng, 2019, 29 (9), 115-20.
[7] Trương Minh Bình, Kiệt sức nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng của nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế công cộng, 2022.
[8] Shah M.K, Gandrakota N, Cimiotti J.P, Ghose N et al, Prevalence of and Factors Associated With Nurse Burnout in the US, JAMA Netw Open, 2021 Feb 4, 4 (2), e2036469.
[9] Tsolakidis G, Fountouki A, Kotrosiou S et al., Nursing Staff Burnout: A Critical Review of the Risk Factors, International Journal of Caring Sciences, 2022, 15 (1), 668-79.