22. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Đồng Thị Hằng1, Cao Vũ Hùng2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng động kinh ở trẻ em.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 trẻ được chẩn đoán và điều trị động kinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022.


Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhi là 51,9 tháng, trẻ nam chiếm 59,8%. Tuổi khởi phát bệnh gặp nhiều nhất là dưới 24 tháng (48,2%). Động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ cao nhất (59,8%), tiếp theo là động kinh cục bộ (38,4%), chỉ có 2,7% là động kinh không phân loại. Trong động kinh toàn thể, cơn co cứng co giật chiếm 51,5%, hội chứng West chiếm 15,2%. Trong động kinh cục bộ, chủ yếu là cơn cục bộ đơn giản (81,4%), tiếp theo là cục bộ phức hợp (16,3%). Có 30 bệnh nhân được làm trắc nghiệm Raven và 72 bệnh nhân được làm trắc nghiệm Denver II, xác định 46,1% bệnh nhân bị chậm phát triển chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình (37,3%). Tỷ lệ điện não đồ bất thường là 69,6%; tổn thương não trên cộng hưởng từ là 30,4%, trong đó tổn thương cấu trúc não chiếm 10,7%.


Kết luận: Động kinh trẻ em thường khởi phát trong những năm đầu đời, thời điểm chẩn đoán động kinh toàn thể chiếm tỷ lệ cao (59,8%), thường kèm với chậm phát triển tâm thần - vận động. Điện não đồ ngoài cơn có 69,6% bất thường; 30,4% thấy các tổn thương trên hình ảnh cộng hưởng từ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fine A, Wirrell E.C, “Seizures in Children”, Pediatr Rev., 2020, 41 (7), 321-347. doi:10.1542 /pir.2019-0134.
2. WHO, Global Campaign Against Epilepsy, Atlas: Epilepsy Care in the World, 2005, http://apps. who.int/bookorders/MDIbookPDF/Book/11500643.pdf.
3. Fisher R.S, Acevedo C, Arzimanoglou A et al, ILAE official report: a practical clinical definition of epilepsy, Epilepsia, 2014, 55 (4), 475-482. doi:10.1111/epi.12550.
4. Lê Đức Anh, Đào Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Mai, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Tạp chí Y học Việt Nam, 2022, 516 (2), 242-244.
5. Cossu M, Lo Russo G, Francione S et al, Epilepsy surgery in children: results and predictors of outcome on seizures, Epilepsia, 2008, 49 (1), 65-72. doi:10.1111/j.1528-1167. 2007.01207.x.
6. Komomo I.E, Emmanuel E.E, Asindi A.A et al, Clinical profile of childhood epilepsy in Nigerian children seen in a tertiary hospital, Int. J. Contemp Pediatr, 2017, Jul, 4 (4), 1138-1141. doi: http://dx.doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp2 0172658.
7. Poudel P, Kafle S.P, Pokharel R, Clinical profile and treatment outcome of epilepsy syndromes in children: A hospital-based study in Eastern Nepal, Epilepsia Open, 2021, 6,(1), 206-215. Published 2021 Feb 8. doi:10.1002/ epi4.12470.
8. Lê Thị Loan, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân động kinh từ 1-12 tháng tuổi, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2018.