19. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG VÔ CĂN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Vương Thị Minh Nguyệt1, Nguyễn Phú Đạt2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dậy thì sớm trung ương vô căn.


Đối tượng và phương pháp: Mô tả 60 bệnh nhân dậy thì sớm trung ương vô căn tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022.


Kết quả: 100% bệnh nhân nữ, tuổi chẩn đoán trung bình là 7,09 ± 0,91 tuổi. Phần lớn chẩn đoán ở lứa tuổi 6-8 tuổi, chiếm 85%.  Lý do đến khám chủ yếu là vú to (83,3%). 100% đối tượng trẻ gái có tuyến vú giai đoạn Tanner 2 trở lên, 18,3% có lông mu, 1,7% có kinh nguyệt. Trẻ gái có tuổi xương lớn hơn tuổi thực 2,83 ± 0,73 tuổi, 80% trẻ gái có chiều cao tử cung ≥ 34 mm.


Kết luận: Trẻ gái dậy thì sớm trung ương vô căn thường xuất hiện khi 6-8 tuổi với biểu hiện vú to, tuổi xương lớn hơn tuổi thực, chiều cao tử cung ≥ 34 mm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carel J.C, Eugster E.A, Rogol A et al, “Consensus statement on the use of gonadotropin-releasing hormone analogs in children”, Pediatrics, 2009, 123 (4), e752-e762. doi:10.1542/peds.2008-1783.
2. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng nhi khoa, Đào tạo sau đại học, Chương 7: Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền: Rối loạn phát triển dậy thì, Nhà xuất bản Y học, 2017, tr. 512-522.
3. Nguyễn Đình Lễ, Đặng Văn Chức, Trần Huy Duy, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 81 trẻ gái dậy thì sớm trung ương tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2018-2019”, Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2021, 5 (2), tr. 10-21.
4. Lê Ngọc Duy, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dậy thì sớm trung ương, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
5. Phan Thị Yến, Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Văn Sơn, “Đặc điêm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dậy thì sớm trung ương vô căn ở trẻ gái tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2019, 207 (14), tr. 237-241.
6. Cisternino M, Arrigo T, Pasquino A.M et al, “Etiology and age incidence of precocious puberty in girls: a multicentric study”, J. Pediatr Endocrinol Metab, 2000, 13 Suppl 1, pp. 695-701. doi:10.1515/jpem.2000.13.s1.695.
7. Nguyễn Minh Châu, Hoàng Thị Thúy Diễm, “Đánh giá đáp ứng điều trị dậy thì sớm trung ương thông qua nghiệm pháp kích thích gonadotropin trên trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2020, Phụ bản tập 24, số 3, tr. 67-75.