17. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2020-2022

Lê Thị Thu1, Phạm Nhật An2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tay chân miệng.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả cắt ngang 450 trẻ điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.


Kết quả: Bệnh gặp cả 2 giới, trong đó nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 1,8/1. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất từ 36 tháng đến dưới 60 tháng tuổi (48,9%). Đa số trẻ có phân độ lâm sàng độ 2a (85,1%). 100% trẻ mọc ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh nhân tổn thương da, niêm mạc dạng phỏng nước chiếm 40,9%; ban đỏ chiếm 34,4%. Các thuốc dùng trong điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là hạ sốt (87,7%) và an thần (88,2%). Chỉ có 1,8% trẻ được chỉ định dùng Immunoglobulin miễn dịch IV. 100% trẻ được điều trị khỏi bệnh và không có trẻ nào bị di chứng.


Kết luận: Đa số trẻ mắc bệnh độ 2a và tất cả trẻ được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, 2012.
2. Ngô Thị Hiếu Minh, Nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng trẻ em ở Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, 2010.
3. Cao Zhi Dong et al, An epidemiological analysis of Beijing 2008 hand, foot and mouth epidemic, Chinese Sci Bulletin, 2010, 55 (12), 1142-1149.
4. Đỗ Quang Thành, Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em, Luận án tiến sỹ y học, 2020.
5. Baek K.A, Yeo S.G et al, Epidemics of enterovirus infection in Chungnam, Korea 2008 and 2009, Virol, J8, 2011, 297.
6. Nilendu Sarma A.S, Am lan Mukherjee, Apurba Ghosh, Sandipan Dhar R.M, “Epidemic of hand, foot and mouth disease in West Bengal, India in August, 2007: A multicentricstudy”, Indian Journal of Dermatology, 2009, 54 (1), 26-30.
7. Lê Văn Thuận và cộng sự, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng khám tại Trung tâm Da liễu Phú Yên, 2008-2009.
8. Susheera chatproedprai et al, “Clinical and Molecular characterization of hand foot mouth disease in Thailand, 2008-2009”, Jpn. J. Infect. Dis., 2010, 63 (4), pp. 229-233.
9. Trương Hữu Khanh và cộng sự, “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2007”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2009, 13 (1), 219-223.
10. WHO, Hand, foot and mouth disease, http: //www.wpro.who.int/vietnam/topics/hand_foot_mouth/factsheet/en/.2011; access on 15 Oct 2016.