15. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TRẺ SINH NGẠT

Nguyễn Thị Thanh Bình1, Mai Diệu Linh1, Nguyễn Thị Thảo Trinh2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ từ mẹ và thai đến ngạt sơ sinh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng gồm 61 trẻ sơ sinh ngạt ở nhóm bệnh và 122 trẻ sơ sinh không ngạt ở nhóm chứng, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa và Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế, thời gian từ tháng 2/2022 đến tháng 7/2023.


Kết quả: Tổng 61 trẻ được chẩn đoán ngạt lúc sinh, mức độ ngạt nặng chiếm 37,7%, ngạt nhẹ - trung bình chiếm 62,3%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là suy hô hấp cần thở máy xâm nhập (44,3%), hạ thân nhiệt (21,3%), li bì/kém linh hoạt (42,6%), giảm trương lực cơ (27,8%) co giật (11,5%), tần số tim nhanh (83,6%). Tỷ lệ tăng SGOT, tăng SGPT và tăng creatinine máu lần lượt là 27,9%, 11,5% và 4,9%. Phân tích đa biến cho thấy mẹ gây mê toàn thân [OR = 16,1 (95% CI: 1,7-149,8)], nhau bong non và/hoặc nhau tiền đạo [OR = 14,8 (95% CI: 1,5-151,9)], ối vỡ kéo dài [OR = 14,0 (95% CI: 3,4-57,2)], thai suy [OR = 3,3 (95% CI: 1,3-8,5)] và thai chậm tăng trưởng trong tử cung [OR = 2,7 (95% CI: 1,1-6,3)] là những yếu tố độc lập tăng nguy cơ ngạt sơ sinh (p < 0,05).


Kết luận: Nên tầm soát các yếu tố nguy cơ ngạt sơ sinh từ bà mẹ và thai trước sinh và lúc sinh nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh ngạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Khu Thị Khánh Dung, Đinh Phương Hòa, Lê Thị Hà & cs, Thực trạng cấp cứu sơ sinh và mô hình bệnh tật cấp cứu sơ sinh tại các tuyến bệnh viện tỉnh Hòa Bình, Tạp chí Nhi khoa, 2021, 14 (1).
[2] Phạm Minh Pha, Dương Phúc Lam, Mô hình bệnh tật và tử vong cấp cứu sơ sinh tại các bệnh viện trong tỉnh Cà Mau năm 2017, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2018, 1-9.
[3] World Health Organization, South East Asia Region, South East Asia Regional Neonatal-Perinatal Database, 2010, SEAR-NPD, 2007-2008.
[4] Pattar RS, Incidence of multiorgan dysfunction in perinatal asphyxia, International Journal of Contemporary Pediatrics, 2015, 2, 428-432.
[5] Nguyễn Thị Thanh Bình, Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ đẻ non, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2022, Huế, tr. 147-158.
[6] Rainaldi MA, Perlman JM, Pathophysiology of birth asphyxia, Clinics in perinatology, 2016, 43 (3), 409-422.
[7] Bệnh viện Từ Dũ, Phác đồ điều trị sản phụ khoa, Nhà xuất bản Thanh niên, 2019, tr. 56-58, 59, 60-67, 73-76, 104-109, 110-112,113-116, 126-130.
[8] Aslam H.M et al, Risk factors of birth asphyxia, Ital J. Pediatr, 2014, 40: 94.
[9] Wubet AB, Getachew YY, Yared AA et al, Prevalence and associated factors of birth asphyxia among live births at Debre Tabor General Hospital, North Central Ethiopia, BMC Pregnancy Childbirth, 2020, 20 (1), 653.
[10] Seifu AM, Girum ST, Tewodros T et al, Perinatal asphyxia and associated factors among neonates admitted to a specialized public hospital in South Central Ethiopia: A retrospective cross-sectional study, PLOS ONE, 2022, 17 (1).