13. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN NĂM 2024

Lương Khánh Toàn1, Nguyễn Thị Cần1, Nguyễn Khánh Toàn2, Nguyễn Thái Mai Phương1, Nguyễn Thị Quỳnh Giang1, Hoàng Hoài Duyên2
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở người cao tuổi tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang phân tích từng ca bệnh.


Kết quả nghiên cứu: 85,3% bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện; thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 8,3 ± 3,0 ngày. Piperacilin là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất (32,5%), tiếp đến là nhóm kháng sinh Quinolon chiếm tỷ lệ 51,9%, trong đó kháng sinh Moxifloxacin chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%). Phác đồ đơn chất chiếm 82%, trong đó Piperacillin là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất (24,6%). Phác đồ phối hợp 2 kháng sinh Piperacillin và Moxifloxacin được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 13,1%. Có 77% trường hợp lựa chọn kháng sinh phù hợp với Hướng dẫn của Bộ Y tế.


Kết luận: Các kết quả cho thấy việc lựa chọn kháng sinh, phác đồ phù hợp điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở người cao tuổi là yếu tố quyết định điều trị thành công của bác sỹ điều trị trên lâm sàng. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát và tuân thủ sử dụng kháng sinh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, hạn chế kháng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ministry of Health, Guidelines for diagnosing and treating community-acquired pneumonia in adults, 2020.
[2] Đoàn Nguyễn Trà My, Vũ Văn Giáp, Nguyễn Huỳnh Phương Anh và cộng sự, Khảo sát việc điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2022 đến 6/2023, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 530, tháng 9, số 1B, 2023, tr. 107-112.
[3] Trần Quỳnh Như, Trần Hoàng Tiên, Đặng Nguyễn Đoan Trang, Khảo sát việc điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nhập viện từ Khoa Cấp cứu từ 6/2018 đến 4/2019 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 17, số 5, 2022, tr. 49-55.
[4] Nguyễn Thúy Hằng, Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái năm 2022, Luận văn dược sỹ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2022.
[5] Bộ Y tế, Quyết định 4815/QĐ-BYT ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2020, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn.
[6] Nguyễn Văn Tuấn, Nghiên cứu thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505, số 2, tháng 8, 2021, tr. 271-275.
[7] Nguyễn Thị Cần và cộng sự, Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thái Nguyên, 2024, số 229 (05), tr. 419-426.
[8] Bộ Y tế, Dược thư Quốc gia Việt Nam, chuyên luận Piperacillin, 2022.
[9] Nguyễn Thị Hương, Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, Đại học Dược Hà Nội, 2013.
[10] Đỗ Trung Nghĩa, Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên, Đại học Dược Hà Nội, 2017.