12. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2023

Đào Ngọc Hải Chung1, Đặng Thị Soa1, Hoàng Thị Thanh Huyền2
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đánh giá tiến hành trên 130 báo cáo phản ứng có hại của thuốc và 27 nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 10/2023 đến tháng 4/2024.


Kết quả nghiên cứu: Báo cáo ADR đầy đủ thông tin chiếm 96,2%, chủ yếu của điều dưỡng (70,3%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,62 ± 21,65, đa số trong độ tuổi 18-60 (50,8%); tỷ lệ nam/nữ là 0,9. Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng tỷ lệ cao nhất (34,38%), tiếp theo là bệnh hệ hô hấp (15,63%). Có 46 hoạt chất/135 lượt hoạt chất được ghi nhận ADR, trong đó Vancomycin, Amoxicillin/Acid Clavulanic và Ceftizoxim là các hoạt chất được ghi nhận nhiều nhất (13,28%, 9,38% và 9,38%). Phản ứng ngoài da chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%); một số biểu hiện chung và rối loạn hô hấp lần lượt là 14,9%, 14,5%. Biểu hiện trên da và niêm mạc gồm: ngứa (20,6%); nổi mẩn đỏ (13,6%); đỏ da, bừng mặt (10,3%). Biểu hiện ADR ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (67,2%).


Lý do chưa báo cáo ADR được nhân viên y tế chia sẻ là công việc quá tải, không có thời gian để báo cáo (51,9%). Hầu hết nhân viên y tế đều không có khó khăn khi thực hiện báo cáo ADR (48,1%). Tuy nhiên, việc khó xác định thuốc nghi ngờ (33.3%), không có thời gian (22,2%), khó xác định mức độ nghiêm trọng của ADR (18,5%) cũng là những trở ngại chính. Biện pháp được đề xuất chủ yếu là cần đẩy mạnh phối hợp bác sỹ, dược sỹ và điều dưỡng để hỗ trợ báo cáo ADR (63%).


Kết luận: ADR gây phản ứng ngoài da chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%); một số biểu hiện chung và rối loạn hô hấp lần lượt là 14,9% và 14,5%. Vancomycin gây ADR với biểu hiện dị ứng, ban đỏ, khó thở, đau ngực đạt tỷ lệ cao nhất (10,94%), Amoxicillin/Acid Clavulanic biểu hiện dị ứng, huyết áp thấp (8,59%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược, Quyết định số 2111/QĐ-BYT ngày 01/6/2015.
[2] Alexopoulou A, Dourakis SP, Mantzoukis D et al, Adverse drug reactions as a cause of hospital admissions: a 6-month experience in a single center in Greece, Eur. J. Intern Med., 2008 19 (7), 505-510.
[3] Giardina C, Cutroneo P.M, Mocciaro E et al, Adverse Drug Reactions in Hospitalized Patients: Results of the FORWARD (Facilitation of Reporting in Hospital Ward) Study, Front Pharmacol, 2018, 9, 350.
[4] Khabbal Y, Alami L, Nejjari C, [Introduction of pharmacovigilance in a new university hospital in Morocco: how and why], East Mediterr Health J. Rev. Sante Mediterr Orient Al-Majallah Al-Sihhiyah Li-Sharq Al-Mutawassit, 2012, 18 (6), 648-652.
[5] Agyemang E, Bailey L, Talbot J, Additional Risk Minimisation Measures for Medicinal Products in the European Union: A Review of the Implementation and Effectiveness of Measures in the United Kingdom by One Marketing Authorisation Holder, Pharm Med., 2017, 31(2), 101-112.
[6] Pal SN, Duncombe C, Falzon D et al, WHO strategy for collecting safety data in public health programmes: complementing spontaneous reporting systems, Drug Saf., 2013, 36 (2), 75-81.
[7] Vallano A, Cereza G, Pedròs C et al, Obstacles and solutions for spontaneous reporting of adverse drug reactions in the hospital, Br. J. Clin Pharmacol, 2005, 60 (6), 653-658.
[8] Belton KJ, Attitude survey of adverse drug-reaction reporting by health care professionals across the European Union, The European Pharmacovigilance Research Group, Eur. J. Clin Pharmacol, 1997, 52 (6), 423-427.
[9] Herdeiro M.T, Figueiras A, Polónia J et al, Physicians’ attitudes and adverse drug reaction reporting: a case-control study in Portugal, Drug Saf., 2005, 28 (9), 825-833.
[10] Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An là tuyến cuối khám chữa bệnh khu vực Bắc Trung Bộ, https://moh.gov.vn/ , ngày truy cập 3/5/2024.
[11] Vũ Minh Duy, Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương giai đoạn 2010-2014, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2015.
[12] Ong Thế Vũ, Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2013, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2014.
[13] Đỗ Ngọc Trâm, Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2013.
[14] Tổng kết công tác báo cáo ADR năm 2022 của Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
[15] Guvenir H, Arikoglu T, Vezir E et al, Clinical Phenotypes of Severe Cutaneous Drug Hypersensitivity Reactions, Curr Pharm Des, 2019, 25 (36), 3840-3854.