11. NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân loãng xương tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 102 bệnh nhân loãng xương đến khám tại Phòng khám Cơ xương khớp và điều trị tại Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2024.
Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm chủ yếu với 58,8%, tuổi trung bình 71,26 ± 0,96 tuổi; nữ giới chiếm 84,3%. Các bệnh lý đi kèm: có 77,5% bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, 28,6% bị bệnh đái tháo đường và 66,7% bị rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 72,5%. Tỷ lệ nữ có hội chứng chuyển hóa thấp hơn nam giới có hội chứng chuyển hóa (72,1% so với 75%).
Có mối liên quan giữa các thành tố của hội chứng chuyển hóa như tăng glucose máu, tăng huyết áp, béo phì giữa hai nhóm bệnh nhân loãng xương có điều trị và loãng xương không điều trị.
Kết luận: Bệnh nhân loãng xương có hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao, tăng huyết áp là một trong những bệnh lý đi kèm có tỷ lệ cao nhất. Loãng xương và hội chứng chuyển hóa là hai bệnh lý cùng mắc rất thường gặp, do đó, cần thăm khám và đánh giá chi tiết hơn khi có sự hiện diện của cả hai bệnh, đặc biệt trên những bệnh nhân cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, hội chứng chuyển hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.
Tài liệu tham khảo
[2] World Health Oranization, Prevention and management of osteoporosis, World Health Organ Tech Rep Ser, 2013, 921, 23-34.
[3] Wongdee K, Charoenphandhu N, Update on type 2 diabetes-related osteoporosis, World J. Diabetes, 2015, 6, 673-678.
[4] Bộ Y tế, Quyết định số 361/QĐ-BYT, ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, ngày 25/01/2014.
[5] Alberti, K.G.M.M Eckel, Robert H, Grundy, Scott M et al, Harmonizing the Metabolic Syndrome: A Joint Interim Statement, Circulation, 2009, Vol 120, pp. 1640-1645.
[6] Hồ Thị Đoan Trinh, Trần Bình Thanh, Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương với hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân trên 50 tuổi tại Khoa Điều trị đau - Vật lý trị liệu - Y học cổ truyền, Bệnh viện Trưng Vương, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2018, 22 (6): 47-54.
[7] Cao Thanh Ngọc, Bùi Đăng Khoa, Ngô Tuấn Anh, Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở người cao tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam, 2023, 525 (2), tr. 113-117.
[8] Hwang K.D, Choi J.H, The Relationship between low bone mass and metabolic syndrome in Korean women, Osteoporos Int, 2014, 21 (3), pp. 425-431.
[9] Stefanska A, bergmann K, Sypniewska G, Metabolic syndrome and menopause: pathophysiology, clinical and diagnostic significance, Adv Clin Chem, 2015, 72: 1-75.
[10] Trần Thừa Nguyên, Đánh giá hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, 2014, 4, tr. 34-37.
[11] Chin KY, Chan CY, Subramaniam S et al, Positive association between metabolic syndrome and bone mineral density among Malaysians, Int. J. Med. Sci., 2020, 17 (16), pp. 2585-2593.
[12] Loke SS, Chang HW, Li WC, Association between metaboli syndrome and bone mineral density in a Taiwanese elderly population, J. Bone Miner Metab, 36 (2), 2018, pp. 200-208.