10. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN TRONG VIÊM MŨI XOANG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Tăng Xuân Hải1, Trần Minh Long1, Bùi Viết Tuấn1
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em; xác định một số vi khuẩn gây bệnh tại mũi xoang và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp ở trẻ em.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 42 trẻ em được chẩn đoán viêm mũi xoang cấp theo Tiêu chuẩn của Hội Mũi Xoang châu Âu năm 2020 tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 3/2022 đến tháng 9/2022.


Kết quả: 95,2% bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện phù nề niêm mạc mũi, dịch mủ sàn mũi và dịch mủ ngách mũi giữa, trong đó mủ đặc trắng/vàng/xanh ở ngách mũi chiếm tỷ lệ cao nhất, một số trường hợp có mủ nhầy đục ở ngách mũi. Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn mọc chiếm 54,8%. Tất cả các bệnh phẩm đều chỉ có 1 chủng vi khuẩn. 3 loài vi khuẩn hay gặp nhất là S. pneumonia, H. influenzaM. catarrhalis với tỷ lệ lần lượt là 65,2%; 17,4% và 13%. Với kháng sinh Amoxicillin + Axit Clavulanic, các vi khuẩn đều có sự nhạy cảm khá cao, từ 75-100%. Cefuroxime và Trimethoprim + Sulfamethoxazole có độ nhạy cảm thấp ở hầu hết các nhóm vi khuẩn.


Kết luận: Nuôi cấy định danh vi khuẩn trong viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em giúp cho bác sỹ lâm sàng định hướng sử dụng kháng sinh thích hợp để điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trương Xuân Bang, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ ở trẻ em viêm mũi xoang cấp tính mủ, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2017, tr. 10-25.
[2] Shoichi Sawada, Shigenor, The Laryngoscope Matsubara, Microbiology of acute maxillary sinusitis in children, 2021, 131 (10), pp. 305-310.
[3] Alexander K.C Leung et al, Drugs in Context Chu, Acute bacterial sinusitis in children: an updated review, 2020, (9), pp. 188-205.
[4] Phillip R Purnell, Michele M Carr, Microbiology of pediatric sinusitis, Pediatric Rhinosinusitis: Springer, 2020, pp. 57-69.
[5] Gregory P DeMuri, Jens C Eickhoff et al, Clinical Infectious Diseases Wald, Clinical and virological characteristics of acute sinusitis in children, 2019, 69 (10), 1764-1770.
[6] Ellen R Wald, Kimberly et al, Clinical practice guideline for the diagnosis and management of acute bacterial sinusitis in children aged 1 to 18 years; Pediatrics, 2013, 132 (1), pp. 262-280.