8. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA VỠ BẰNG PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ít xâm lấn đối với túi phình động mạch não giữa vỡ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu các trường hợp phình động mạch não giữa vỡ được điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2023. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trước và sau mổ, các biến chứng và mức độ hài lòng của người bệnh.
Kết quả: 62 bệnh nhân với tỷ lệ 24 nam/38 nữ, đa số trong độ tuổi 50-70. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng đau đầu và hội chứng màng não, độ lâm sàng 1-2 theo WFNS. 77,42% bệnh nhân có chảy máu dưới nhện Fisher 1 và 2. Túi phình nhỏ hơn 10 mm chiếm 84,48%, tỷ lệ kẹp hoàn toàn túi phình là 98,39%. Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ cao với 93,55% và hầu hết bệnh nhân hài lòng về vết mổ của mình.
Kết luận: Với đối tượng bệnh nhân được lựa chọn phù hợp, điều trị phình động mạch não giữa vỡ bằng phẫu thuật ít xâm lấn cho kết quả điều trị tốt với ít biến chứng và mức độ hài lòng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phình động mạch não giữa, chảy máu dưới nhện, phẫu thuật ít xâm lấn.
Tài liệu tham khảo
[2] Gandhi S, Cavallo C, Zhao X et al, Minimally invasive approaches to aneurysms of the anterior circulation: selection criteria and clinical outcomes, J. Neurosurg Sci, 2018, 62(6), pp. 636-649.
[3] Wong JHY, Tymianski R, Radovanovic I et al, Minimally invasive microsurgery for Cerebral Aneurysms, Stroke, 2015, 46 (9), 2699-2706.
[4] Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang, Trần Trung Kiên, Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị túi phình động mạch não vỡ, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2017, 21(6), tr. 137-141.
[5] Perneczky A, Reisch R, Tschabitscher M, Keyhole approaches in neurosurgery, Volume I, 2008, Concept and surgical technique, Springer Wien New York, Wien.
[6] Ghods AJ, Lopes D, Chen M, Gender differences in cerebral aneurysm location, Front Neurol, 2012, 3, 78.
[7] Shin D, Park J, Unruptured Supraclinoid Internal Carotid Artery Aneurysm Surgery: Superciliary Keyhole Approach versus Pterional Approach, J. Korean Neurosurg Soc, 2012, 52 (4), pp. 306-311.
[8] Choi YJ, Son W, Park KS et al, Intradural Procedural Time to Assess Technical Difficulty of Superciliary Keyhole and Pterional Approaches for Unruptured Middle Cerebral Artery Aneurysms, J. Korean Neurosurg Soc, 2016, 59 (6), pp. 564-569.
[9] Phạm Quỳnh Trang, Kết quả điều trị vi phẫu thuật túi phình động mạch thông trước bằng đường mở sọ lỗ khóa trên ổ mắt, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2014.
[10] Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thế Hào, Nguyễn Thọ Lộ và cộng sự, Kết quả bước đầu vi phẫu thuật điều trị túi phình hệ động mạch cảnh trong đoạn trong sọ vỡ bằng đường mở sọ lỗ khóa, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 14 (3/2019), tr. 42-48.
[11] Fischer G, Stadie A, Reisch R et al, The keyhole concept in aneurysm surgery: results of the past 20 years, Neurosurgery, 2011, 68 (1 Suppl Operative), 45-51, discussion 51.
[12] Võ Tấn Sơn, Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật túi phình động mạch não giữa đã vỡ, Tạp chí Y học thực hành, 2012, 816 (4), tr. 77-80.
[13] Park J, Son W, Kwak Y et al, Pterional versus superciliary keyhole approach: direct comparison of approach-related complaints and satisfaction in the same patient, J. Neurosurg, 2018, 130 (1), pp. 220-226.