1. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH GIAI ĐOẠN 2018-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm phân tích tác động tài chính trong điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) trong giai đoạn 2018-2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu về nguồn chi trả chi phí trực tiếp y tế (CPTTYT) trong điều trị cho người bệnh có BHYT tại BVLVT trong giai đoạn 2018-2023. Dữ liệu được trích xuất từ phần mềm quản lý của bệnh viện, sau đó tổng hợp, xử lý, và phân tích bằng phần mềm Excel và R.
Kết quả: Trong giai đoạn 2018-2023, tổng CPTTYT đã sử dụng để điều trị cho người bệnh có BHYT là 1.075,107 tỷ đồng, trong đó, quỹ BHYT chi trả 85,2%; tổng chi phí cho điều trị ngoại trú chiếm 66,8%; tổng chi phí thuốc chiếm 57;8%. Xem xét thành phần chi phí, nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ chi phí của dịch vụ y tế giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Trong đó, thuốc luôn chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất, với tỷ trọng chi phí của thuốc trong điều trị ngoại trú gấp đôi tỷ trọng chi phí trong điều trị nội trú (73,7% vs 30,5%). Xem xét tổng CPTTYT theo ba giai đoạn 2018-2019 / 2020-2021 / 2022-2023; nghiên cứu ghi nhận tổng giá trị CPTTYT trong điều trị nội trú và ngoại trú đều tăng theo thời gian; trong điều trị ngoại trú, tỷ trọng chi phí của thuốc tăng dần theo thời gian (68,7%; 73,6%; 74,9%); trong điều trị nội trú, tỷ trọng chi phí của phẫu thuật-thủ thuật, chẩn đoán hình ảnh, giường bệnh có giá trị giảm theo thời gian, và tỷ trọng chi phí vật tư y tế có giá trị tăng theo thời gian.
Kết luận: Kết quả phân tích đã cung cấp những thông tin quan trọng về tác động tài chính trong điều trị cho người bệnh có BHYT tại BVLVT trong giai đoạn dài từ khi BVLVT thực hiện tự chủ tài chính đến nay, hỗ trợ quá trình đánh giá việc sử dụng nguồn tài chính của BVLVT cho hoạt động chuyên môn trong giai đoạn 2018-2023, từ đó, có những căn cứ để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài chính, phục vụ tốt nhất cho hoạt động khám chữa bệnh tại BVLVT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tự chủ tài chính, chi phí trực tiếp y tế, bảo hiểm y tế, bệnh viện Lê Văn Thịnh, chi phí thuốc.
Tài liệu tham khảo
[2] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Văn Khanh, Trần Thanh Thiện & cs, Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị cho người bệnh có Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 530 số 1B, tháng 09/2023, trang 185-189.
[3] Lã Thanh Duy, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Lê Phước Thành Nhân & cs, Phân tích chi phí sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh đái tháo đường có Bảo Hiểm Y Tế tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 528 số 1, tháng 07/2023, trang 349-352.
[4] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên, Lê Phước Thành Nhân & cs, Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516, số 2, tháng 7/2022, trang 224-228.
[5] Adam Wagstaff, Sarah Bales. The impacts of Public Hospital Autonomization. The World Bank Development Research Group : Evidence from a Quasi-Natural Experiment. Human De- velopment and Public Services Team. Policy Re- search Working Paper 6137, Impact Evaluation Series No.61 (2012).
[6] Hoàng Thy Nhạc Vũ, Lê Văn Tiến, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung & cs, Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị cho người bệnh có Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023. Tạp chí Y học Việt Nam, số chuyên đề tháng 7/2024 (accepted).
[7] Trịnh Hữu Tùng, Võ Công Nhận, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong giai đoạn 2018-2023. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 538, số chuyên đề tháng 5/2024, trang 285- 290.
[8] Bộ Y tế, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP trong ngành y tế giai đoạn 2006-2010 (2011).