7. KẾT QUẢ THAI KỲ CỦA SẢN PHỤ SINH CON TRÊN 4000 GAM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023

Nguyễn Thị Thu Hà1, Đỗ Tuấn Đạt2, Phan Thị Huyền Thương3, Lương Hoàng Thành3,4, Nguyễn Tiến Thành4
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan và kết quả thai kỳ của những sản phụ sinh con trên 4000g tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành hồi cứu 87 sản phụ sinh con trên 4000g tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023.


Kết quả: Thai to thường gặp ở các sản phụ từ 25-35 tuổi (77,1%). Nhóm sản phụ sinh con to có BMI ≥ 25 kg/m2 chiếm 90,81%. 25 trường hợp có bệnh lý kèm theo, trong đó 14 trường hợp đái tháo đường thai kỳ (56%). Trong 87 trường hợp nghiên cứu, tỷ lệ con rạ chiếm 62,1%, sản phụ có tiền sử thai to chiếm 25,3%, nhóm tuổi thai phổ biến 39-40 tuần chiếm 79,2%, tỷ lệ thai nhi giới tính nam và nữ lần lượt là 72,4% và 27,6%. Tỷ lệ mổ lấy thai là 86,2%. Không có trường hợp chảy máu sau sinh. Tỷ lệ tổn thương tầng sinh môn là 8/12 sản phụ đẻ qua đường âm đạo. Biến chứng sơ sinh chủ yếu là suy hô hấp sau sinh (4,6%).


Kết luận: Thai to liên quan đến một số yếu tố: dinh dưỡng, tiền sử thai to, bệnh lý đái tháo đường của thai phụ, giới tính của thai nhi. Hầu hết các trường hợp đều được chỉ định mổ lấy thai và không có biến chứng sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học,1992, tr. 32-43.
[2] Johar R, Rayburn W, Weir D et al., Birth weights in term infants, A 50-year perspective, J. Reprod Med., 1988, 33 (10): 813.
[3] ACOG, ACOG Issues Guidelines on Fetal Macrosomia, ACOG News Release, 2020.
[4] Dagnew Getnet Adugna, Engidaw Fentahun Enyew, Molla Taye Jemberie, Prevalence and Associated Factors of Macrosomia Among Newborns Delivered in University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Gondar, Ethiopia: An Institution-Based Cross-Sectional Study, 2020.
[5] Tamarova S, Popov I, Khristova I, Risk factors for fetal macrosomia, Akush Ginekol Sofia, 2005, 44 (2), pp. 3-9.
[6] Lưu Quốc Khải, Nghiên cứu xử trí thai từ 4000g trở lên ở những sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2013, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.
[7] Phạm Thị Quỳnh Hoa, Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sơ sinh quá cân theo tuổi thai ở những sản phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 2007.
[8] Woll Schlaeger K, Nieder J, Kopper I et al, A study of fetal macrosomia, Arch Gynecol Obstet, 1999, 263 (1-2), pp. 51-55.
[9] Nguyễn Đức Hinh, Một số nhận xét về các trường hợp đẻ có cân nặng của thai từ 4000g trở lên, Tạp chí Y học Việt Nam, 2004, tr. 19-25.