36. KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG CHẤN THƯƠNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN Ở CÁC CẦU THỦ TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ TRẺ PVF
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng chấn thương và các đặc điểm liên quan ở các cầu thủ tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF từ năm 2018-2020.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 230 cầu thủ của Trung tâm huấn luyện bóng đá trẻ PVF từ tháng 08/2018 đến tháng 08/2020.
Kết quả: Tỉ suất mắc mới chấn thương chung của các nam cầu thủ lứa tuổi từ 11 đến dưới 19 tuổi của Trung tâm là 8,2 trong 1.000 giờ tập luyện và thi đấu. Trong đó tỉ suất mắc mới chấn thương trong lúc thi đấu cao gấp 5,3 lần trong khi tập luyện. Nhóm U18 có tỷ lệ chấn thương tổng thể cao nhất (tỷ lệ chấn thương khi tập luyện, tỷ lệ mắc mới trong mùa giải, số ca chấn thương của mỗi cầu thủ mỗi mùa, gánh nặng chấn thương tổng thể và gánh nặng chấn thương khi tập luyện). Tỷ lệ chấn
thương trong thi đấu đạt đỉnh điểm ở nhóm U14 và tỷ lệ chấn thương tái phát cao nhất ở nhóm U19. Gánh nặng chấn thương thi đấu lên đến đỉnh điểm ở nhóm U15 và U14. Tỷ lệ chấn thương tiếp xúc cao nhất ở các nhóm tuổi trẻ U11, U12, U13.
Kết luận: Các cầu thủ bóng đá trẻ ở Trung tâm huấn luyện bóng đá trẻ PVF có nguy cơ gặp chấn thương đáng kể, đặc biệt là trong lúc trận đấu. Tỉ suất mắc mới chấn thương khi thi đấu cao nhất là từ 13 đến <14 tuổi, tỉ suất mắc mới chấn thương cao nhất trong khi tập luyện từ 17 tuổi đến < 18 tuổi. Cần cân nhắc các biện pháp ngăn ngừa chấn thương và phục hồi chức năng phù hợp cho đối tượng này
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trẻ; cầu thủ bóng đá; dịch tễ học chấn thương; gánh nặng chấn thương.
Tài liệu tham khảo
Sports Med, 2019. 49(12): p. 1879-1899.
[2] van Mechelen W, H Hlobil, HC Kemper, Incidence, severity, aetiology and prevention of sports injuries. A review of concepts. Sports
Med, 1992. 14(2): p. 82-99.
[3] CW Fuller, J Ekstrand, A Junge et al., Consensus statement on injury definitions and data collection procedures in studies of football (soccer) injuries. Br J Sports Med, 2006. 40(3): p. 193-201.
[4] Bult HJ, M Barendrecht, IJR Tak, Injury Risk and Injury Burden Are Related to Age Group and Peak Height Velocity Among Talented Male
Youth Soccer Players. Orthop J Sports Med, 2018. 6(12): p. 2325967118811042.
[5] Materne, O., et al., Injury incidence and burden in a youth elite football academy: a four-season prospective study of 551 players aged from
under 9 to under 19 years. Br J Sports Med, 2021. 55(9): p. 493-500.
[6] Bahr, R., et al., International Olympic Committee Consensus Statement: Methods for Recording and Reporting of Epidemiological Data on
Injury and Illness in Sports 2020 (Including the STROBE Extension for Sports Injury and Illness Surveillance (STROBE-SIIS)). Orthop J Sports
Med, 2020. 8(2): p. 2325967120902908.
[7] Wik, E.H., et al., Injury patterns differ with age in male youth football: a four-season prospective study of 1111 time-loss injuries in an elite national academy. Br J Sports Med, 2021. 55(14): p. 794-800.
[8] Renshaw, A. and P.C. Goodwin, Injury incidence in a Premier League youth soccer academy using the consensus statement: a prospective
cohort study. BMJ Open Sport Exerc Med, 2016. 2(1): p. e000132.
[9] Light, N., et al., Injuries in youth football and the relationship to player maturation: An analysis of time-loss injuries during four seasons in an
English elite male football academy. Scand J Med Sci Sports, 2021. 31(6): p. 1324-1334.
[10] Dupont, G., et al., Effect of 2 soccer matches in a week on physical performance and injury rate. Am J Sports Med, 2010. 38(9): p. 1752-8.