35. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG CÓ BÀNG QUANG THẦN KINH

Nguyễn Khánh Huyền1, Nguyễn Văn Hùng2, Lê Thị Hương Sen2, Nguyễn Thanh Hà3, Phạm Thành Đồng1
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3 Trung tâm Y tế huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh có bàng quang thần kinh do tổn thương tủy sống tại trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai năm 2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tại 2 thời điểm (tuần 1, tuần 4) của người bệnh được thực hiện trên 133 người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán bàng quang thần kinh điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai. Phân tích số liệu trên SPSS 16.0 với bảng biểu mô tả tần số và tỷ lệ.


Kết quả: Tỷ lệ nam /nữ là 2/1, tuổi trung bình 47,58 tuổi (6-87 tuổi); 34,6% người bệnh được chẩn đoán viêm tủy trước khi nhập viện; 87,3% người bệnh bị liệt 2 chi dưới; 15,8% người bệnh mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm tỷ lệ cao là vi khuẩn K.Pneumoniae 12%. Các chỉ số huyết học và sinh hóa của người bệnh ít biến động trong suốt quá trình điều trị.


Kết luận: Người bệnh tổn thương tủy sống có bàng quang thần kinh chủ yếu gặp ở nam giới có độ tuổi trung niên, chiếm phần lớn người bệnh bị liệt hai chi dưới, tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu gặp trên người bệnh còn cao và vi khuẩn nhiễm chiếm tỷ lệ cao là vi khuẩn K.pneumoniae, các chỉ số về huyết động và sinh hóa của người bệnh ít biến động trong suốt quá trình điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Bình, Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai; Tạp chí Y học thực hành 2(905): 11- 18, 2014.
[2] Nguyễn Quang Dự, Nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh bàng quang thần kinh sau chấn thương tủy sống tại tung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ Y học, 2019.
[3] Nguyễn Thị Hà, Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh hôn mê nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, 2022.
[4] Ngô Thị Huyền, Bước đầu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tủy. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội, 2010.
[5] Trương Thanh Phong, Dương Thị Hòa, Thực trạng loét áp lực và một số yếu tố liên quan đến người bệnh hôn mê tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam 503(1): 94-100, 2021.
[6] Đỗ Đào Vũ, Nguyễn Đình Hòa, Tỉ lệ nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm trung tiết niệu ở bệnh nhân bàng quang thần kinh tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học dự phòng, 27(3), 141-147, 2016.
[7] Écila CM, Adriana CO, Catheter – associated urinary tract infection: why do not we control this adverse event?. Article in En, Portuguese, Rev
Esc Enferm USP. 2019.
[8] Tan JC, Practical Manual of Physical Medicine and Rehabilitation: Diagnostics, Therapeutics, and Basic Problems. pp.1-830, Mosby Publisher,
1998.