21. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI HẬU GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do enterovirus gây ra, dễ lây lan và phổ biến ở trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kết quả điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang năm 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, sử dụng số liệu hồi cứu thực hiện trên 131 bệnh nhi được chẩn đoán bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang năm 2023.
Kết quả: Trẻ trai chiếm 54,2% cao hơn so với trẻ gái với 45,8%. Phần lớn trẻ nằm trong độ tuổi 36 - 60 tháng (25,2%). Lý do nhập viện phổ biến nhất là sốt (66,4%), tiếp theo là phát ban, mụn nước (45,8%) và loét miệng (43,5%). Các triệu chứng như nôn (4,6%) và tiêu chảy (10,7%) chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đa số bệnh nhân nhập viện được phân độ tay chân miệng độ 2a (64,1%) và độ 1 (21,4%) và độ 2b (12,2%). Đa số trẻ được điều trị bằng Phenobarbital với tỷ lệ 81,7%. Có 78,6% trẻ được điều trị bằng kháng sinh do bội nhiễm và có 9,2% trẻ phải thở oxy. Thời gian nằm viện trong khoảng 4-7 ngày.
Kết luận: Trẻ mắc tay chân miệng nhập viện đa số là độ 2a và 2b, phương pháp điều trị chủ yếu là phenobarbital đường uống, thời gian nằm viện trong khoảng 4 - 7 ngày và đa số phục hồi tốt, ít biến chứng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh tay chân miệng, mức độ nặng, điều trị.
Tài liệu tham khảo
An và cộng sự, Đặc điểm lâm sàng và căn
nguyên virus gây bệnh Tay Chân Miệng tại miền
Bắc Việt Nam từ 11/2011 đến 02/2012. Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, 4(84), 2013, 21-26.
[2] Đỗ Quang Thành, Các yếu tố liên quan đến bệnh
tay chân miệng nặng ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ
Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh,
2020.
[3] Soukhoumalay Phousamay, Đặc điểm dịch tễ
học lâm sàng bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, Tạp chí Y
học Việt Nam, Tập 507 (2), 2021
[4] Tạ Văn Trầm, Đỗ Quang Thành, Võ Thị Kim Anh,
Một số yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng
nặng ở bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện đa
khoa trung tâm Tiền Giang và Bệnh viện Nhi
Đồng 1, Tạp chí Y học cộng đồng, 2(55), 2020.
[5] Đỗ Thị Thanh Toàn, Đặng Thị Hương, Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng ca bệnh tay chân miệng
vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, năm 2017
- 2018, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 129 (5) -
2020.