27. HIỆU QUẢ BỔ SUNG SỮA BỘT COLOSCARE 24H 2+ LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE CỦA TRẺ MẪU GIÁO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng Coloscare 24h 2+ lên tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe trẻ mẫu giáo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng. Cỡ mẫu: 120 trẻ nhóm can thiệp và 120 trẻ nhóm chứng. Nhóm can thiệp bổ sung Coloscare 24h 2+ hàm lượng 40gam/lần và 2 lần/ngày trong thời gian 2 tháng và nhóm chứng với chế độ ăn bình thường. Địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Ninh Bình, từ tháng 8/2023 đến 2/2024. Thu thập và phân tích số liệu theo các chỉ số nghiên cứu bằng phần mềm SPSS20.0.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp thấp hơn 31,7% (5,8% so với 37,5) (p<0,05); tỉ lệ tiêu chảy thấp hơn 34,1% (4,2% so với 38,3%) (p<0,05); táo bón thấp hơn 21,7% (0,8% so với 22,5%) (p<0,05); biếng ăn thấp hơn 37,5% (4,2% so với 41,7%) (p<0,05); khó ngủ thấp hơn 11,6% (14,2% so với 25,8%) (p<0,05). Mức tăng cân cao hơn 0,49kg (0,75 ± 0,11kg so với 0,26 ± 0,08kg) (p<0,05). Mức tăng chiều cao cao hơn 0,52cm (1,57 ± 0,49cm so với 1,05 ± 0,36cm) (p<0,05). Nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân: 14,2% (p<0,05), thấp còi: 20,0% (p<0,05), gầy còm: 6,7% (p<0,05). Tỷ lệ SDD nhẹ cân: 7,5% (p<0,05), thấp còi: 6,7% (p<0,05) và gày còm: 1,7% (p<0,05). Không xuất hiện thừa cân, béo phì. Tỷ lệ uống đủ khẩu phần sữa là 93,4% với chế độ 2 bữa/ngày.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu can thiệp Coloscare 24h 2+ ở trẻ mẫu giáo trong 2 tháng đã có tác động tích cực lên tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, cải thiện tiêu hóa, biếng ăn, khó ngủ, tăng cân nặng và chiều cao, giảm SDD và nguy cơ SDD. Tỷ lệ sử dụng sữa cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đa vi chất, sữa công thức, chiều cao, cân nặng, trẻ mẫu giáo.
Tài liệu tham khảo
[2] Bộ Y tế, Quyết định số 1294/QĐ-BYT Ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025”, 2022
[3] Brace AM, De Andrade FC, Finkelstein B, Assessing the effectiveness of nutrition interventions implemented among US college students to promote healthy behaviors: A systematic review. Nutr Health. Sep 2018, 24(3):171-181. doi: 10.1177/0260106. Epub, 7(2).
[4] World Health Organization, World Bank, Levels and trends in child malnutrition: Key findings of the 2020 Edition of the Joint Child malnutrition estimates. Geneva: WHO; 2020, vol. 24, no. 2, p. 1–16.
[5] World Health Organization, The new WHO’ child growth standards. Bull World Heal Organ, 52(Supp.1), 2006, 13–17.
[6] Elisângela C, Anieli G, Relation of micronutrients with antioxidant properties in patients with chronic diseases and exclusive enteral nutrition; ResearchGate, January 2021 DOI:10.4067/ s0717. 3(1).
[7] Ajeet PS, Amar PS, Biochemistry of Milk: A Comprehensive Review. Dairy Science & Technology 10(1), 2021.
[8] Aggarwal R, Bains K, Protein, lysine and vitamin D: critical role in muscle and bone health. Crit Rev Food Sci Nutr, 62(9), 2022, 2548–2559.
[9] Best C, Neufingerl N, Del Rosso JM et al., Can multi-micronutrient food fortification improve the micronutrient status, growth, health, and cognition of schoolchildren? a systematic review. Nutr Rev, 69(4), 2011, 186–204.