24. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS ĐƯỜNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ VÔ SINH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG (2020 -2021)

Hoàng Đình Cảnh1, Trần Hồng Trâm2, Cao Bá Lợi1
1 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
2 Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. Trachomatis điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020 -2021).
Phương pháp: Đề tài được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích trên Với 119 phụ nữ đã xác định vô sinh nhiễm C. Trachomatis.
Kết quả: Triệu chứng gặp phổ biến nhất là tăng tiết dịch âm đạo chiếm tỷ lệ 67,22%, tiếp đến là đau bụng ngoài kỳ kinh (40,34%), ngứa sinh dục (21,01%), giảm khoái cảm tình dục (16,81%), nóng rất âm đạo (15,13%), đái buốt, đái khó (15,13%) và ra máu bất thường ngoài kỳ kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,88%). Tỷ lệ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. Trachomatis lần lượt là 75,63% và 80,67%. Kết quả phân tích đặc điểm cận lâm sàng của 119 phụ nữ vô sinh nhiễm C. Trachomatis cho thấy: 100% đồng nhiễm với ít nhất 1 vi sinh vật thuộc một trong các nhóm trực khuẩn gram (+), trực khuẩn gram (-), cầu khuẩn gram (+) và nấm Candida. Có 45,45% được chụp vòi trứng có hình ảnh tắc ống dẫn trứng. Có 37,82% có hình ảnh bất thường ở phần phụ trên siêu âm, chủ yếu là các hình ảnh buồng chứng đa nang, khối bất thường ở tử cung và ứ dịch ở vòi tử cung
Kết luận: Lâm sàng điển hình là tăng tiết dịch âm đạo, đau bụng, ngứa vùng sinh dục... Tỷ lệ đồng nhiễm giữa Ch. trachomatis với ít nhất 1 trong các tác nhân khác là 100%. Kết quả phân tích đặc điểm cận lâm sàng của 119 phụ nữ vô sinh nhiễm C. Trachomatis cho thấy: 100% đồng nhiễm với ít nhất 1 vi sinh vật. Có 45,45% có hình ảnh tắc ống dẫn trứng, 37,82% có hình ảnh bất thường ở phần phụ trên siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Đăng Bảng, Đặng Văn Em, Đặc điểm lâm sàng của các týp Chlamydia trachomatis, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Vol.6(4):64-70, 2011
[2] Nguyễn Hải Đăng, Lê Minh tâm, Một số yếu tố liên quan nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh, Tạp chí phụ sản, Vol.18(3):54-59, 2020.
[3] Rawre L, Dhawan B, Khanna N et al., Distribution of Chlamydia trachomatis omp A genotypes in patient clinic in New Delhi, India, The Indian Journal of medicinal Research, Vol.149(5):662- 670, 2019.
[4] US Preventive Services Task Force, Screening for Chmalydia trachomatis and Gonorrhea: US Preventive Task Force Recomendation Statement, JAMA, Vol.326(10):949-956, 2021.
[5] Trần Đình Vinh, Phạm Chí Kong, Huỳnh Minh nhật và CS, Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnhnhânđếnkhámtạiBệnhviệnPhụsản–
Nhi Đà Nẵng năm 2018 -2019, Tạp chí Phụ sản, Vol.18(2):57-62, 2020.
[6]Kamel RM, Screening for Chlamydia trachomatis infaction among infertile womn in Saudi Arabia, Intermnational Jounal of woman’ health, Vol.5:277-284, 2013.