23.THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DỰ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường Tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 300 học sinh 2 trường tiểu học ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ 6/2020 đến tháng 6/2021. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn học sinh với sự có mặt của cha mẹ/người chăm sóc chính.
Kết quả nghiên cứu: Học sinh có kiến thức tốt về dự phòng sâu răng chiếm 17,7%. Tỉ lệ học sinh không chải răng hàng ngày chiếm 56%, thường xuyên ăn kẹo, thức ăn ngọt 47,7%, kỹ thuật chải răng không đúng 55,7%. Tỉ lệ học sinh có thực hành tốt chiếm 13%.
Kết luận: Thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng bệnh sâu răng ở học sinh 2 trường tiểu học tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy tỉ lệ kiến thức, thực hành tốt về bệnh sâu răng còn thấp. Cần phải truyền thông tăng cường kiến thức về tác hại, nguyên nhân của bệnh sâu răng. Ngoài ra cần hướng dẫn cho học sinh kỹ thuật chải răng, thời điểm chải răng, lựa chọn thực phẩm tránh sự ảnh hưởng đến răng miệng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, thực hành, học sinh tiểu học, sâu răng.
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Thị Hồng Diễm, Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2016.
[3] Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải, Tình trạng sâu răng sữa ở Trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, 2020, 30 (1): 123.
[4] Alhabdan YA, Albeshr AG, Yenugadhati N et al., Prevalence of dental caries and associated factors among primary school children: A population-based cross-sectional study in Riyadh, Saudi Arabia. Environ Health Prev Med, 2018, 23(1): 60.
[5] Márcia Maria Dantas Cabral de Melo, Wayner Vieira de Souza, Paulo Sávio Angeiras de
Goes, Increase in dental caries and change in the socioeconomic profile of families in a child cohort of the primary health care in Northeast Brazil. BMC oral health, 2019, 19 (1): 183.
[6] Trần Đình Tuyên, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thu Yến, Thực trạng và mối liên quan của bệnh sâu răng với kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, 2014 - 2015. Tạp chí Y học dự phòng, 2016, Tập 26, Số 133 (186): 218 - 221.
[7] Hoàng Hồng Xiêm, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Châu và cộng sự, Kết quả của can thiệp truyền thông bằng hình ảnh lên kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 506, 2021, Số 2: 215 – 218.
[8] Nguyễn Anh Sơn, Nguyễn Trần Hiển, Trịnh Đình Hải và cộng sự, Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh tại 4 trường trung học cơ sở tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, 2017, Số 9: 114 - 122.
[9] Hoàng Bảo Duy, Ong Thế Duệ, Nguyễn Thị Phương Dung và cộng sự, Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trường Trung học cơ sở Hoài Thanh, Bình Định năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 160 (12V2), 2022, 291 - 299.
[10] Vũ Thị Sao Chi, Nguyễn Thị Trang Nhung, Thẩm Chí Dũng, Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Hải Dương 2015. Tạp chí Y học dự phòng, 2016, 6(179): 9.
[11] Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính, Lê Thị Thu Hà, Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh tiểu học tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 513, 2021, tháng 4, Số 2: 29 - 31.