20. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2024

Phan Khánh Vũ1, Nguyễn Kim Vượng2, Nguyễn Tường Anh1, Trần Đỗ Thanh Phong1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm trên bệnh nhân viêm phổi cộng đồng nhập viện nội trú Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2024; (2) Mô tả tỷ lệ đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân sau khi được điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 95 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nhập khoa Hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2024.
Kết quả: Trong nghiên cứu có 52 bệnh nhân là nam, 43 bệnh nhân là nữ, độ tuổi trung bình là 73,53 ± 14,87 tuổi. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu vì ho đàm (95,8%) và sốt (77,9%), ran nổ, ẩm xuất hiện ở đa số bệnh nhân (97,9%). Tỷ lệ đơn trị liệu bằng Cephalosporin thế hệ 3 là 20% và kết hợp với một nhóm kháng sinh khác là 80%. Nhóm kháng sinh được kết hợp điều trị nhiều nhất là Quinolon chiếm 96,8%. Đánh giá kết quả điều trị sau 72h cho thấy có 79 (83%) bệnh nhân đáp ứng tốt trong đó có 62 (81,58%) được kết hợp kháng sinh.
Kết luận: Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm bằng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon mang lại kết quả đáp ứng khá cao, đây là nhóm kháng sinh đầu tay để khởi trị viêm phổi công đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Kim Thư, Nguyễn Văn Kính, Phạm Nhật An và cộng sự, Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên virus gây bệnh Tay Chân Miệng tại miền
Bắc Việt Nam từ 11/2011 đến 02/2012. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 4(84), 2013, 21-26.
[2] Đỗ Quang Thành, Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
[3] Soukhoumalay Phousamay, Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 507 (2), 2021
[4] Tạ Văn Trầm, Đỗ Quang Thành, Võ Thị Kim Anh, Một số yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang và Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học cộng đồng, 2(55), 2020.
[5] Đỗ Thị Thanh Toàn, Đặng Thị Hương, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ca bệnh tay chân miệng vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, năm 2017 - 2018, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 129 (5) - 2020.