18. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở THAI PHỤ ĐỦ THÁNG CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG

Đào Thuý Anh1, Nguyễn Thị Diễm Thúy2, Trần Đỗ Thanh Phong1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả tỷ lệ mổ lấy thai và sinh đường âm đạo ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang năm 2023; (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chỉ định mổ lấy thai và sinh đường âm đạo ở đối tượng trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 thai phụ có vết mổ lấy thai cũ điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang.
Kết quả: Mổ lấy thai là phương pháp được thực hiện nhiều nhất với tỷ lệ 96%, bao gồm mổ chủ động 52% và mổ cấp cứu 44%. Có nhiều yếu tố liên quan đến chỉ định phương pháp sinh gồm: tiền sử sinh đường âm đạo trước đó (p=0,002; 95% KTC), độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu chuyển dạ (p < 0,001, 95% Cl), tình trạng ối lúc bắt đầu chuyển dạ (p < 0,001, 95% Cl), đau vết mổ cũ (p=0,003;95% Cl). Thời gian nằm viện trung bình của thai phụ có vết mổ lấy thai cũ là (6,16 ± 0,8 ngày). Sinh đường âm đạo có thời gian ngắn nhất (5 ± 1,4 ngày), tiếp theo đến nhóm mổ cấp cứu (6,05 ± 0,75 ngày) và nhóm mổ chủ động (6,34 ± 0,71 ngày). Việc lựa chọn phương pháp sinh có liên quan đến số ngày nằm viện (p=002, KTC 95%).
Kết luận: Đa phần phương pháp mổ lấy thai sau khi có vết mổ cũ được lựa chọn hơn thử thách sinh ngã âm đạo. Có nhiều yếu tố liên quan đến chỉ định phương pháp sinh bao gồm: tiền sử sinh đường âm đạo trước đó, đau vết mổ cũ, tình trạng ối, độ mở cổ tử cung khi bắt đầu chuyển dạ. Phương pháp sinh liên quan đến số ngày nằm viện. Nhóm sinh đường âm đạo có thời gian nằm viện ngắn hơn đồng thời chi phí điều trị thấp hơn so với nhóm mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Dương Huy Lương, Phạm Ngọc Châu, Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở huyện nông thôn miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành. 2010;4(712):9 - 12.
[2] Kiều Thị Xoan, Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội năm 2012; Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng; 2012.
[3] Van Minh Hoang, Patterns of subjective quality of life among older adults in rural Vietnam and Indonesia. Japan Geriapgics Society; 2011;1(8).
[4] Vương Thị Trang, Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2013; Luận văn thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, 2013.
[5] Quốc hội, Luật Người cao tuổi số: 39/2009/QH12.
[6] WHO, WHOQOL(The World Health Organization Quality of Life): Measuring Quality Of Life, 1998.