15. SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NẤM MÓNG TAY DO NẤM SỢI VÀ NẤM MÓNG TAY DO NẤM MEN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Đỗ Thị Thu Hiền1,2, Hoàng Thị Ngọc Lý1, Trần Thị Thu Huệ3
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nấm móng tay do nấm sợi và nấm men.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu của 209 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm móng tay bằng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng soi tươi hoặc nuôi cấy có nấm, tới khám tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 8/2018 tới 8/2019.
Kết quả: Trong số 209 bệnh nhân nấm móng tay, có 76 bệnh nhân (36,4%) nhiễm nấm sợi và 133 bệnh nhân (63,6%) nhiễm nấm men. Nấm móng tay do nấm sợi gặp ở nam nhiều hơn nữ (63,2% so với 36,8%), ngược lại nấm móng tay do nấm men gặp ở nữ nhiều hơn nam (59,4% so với 40,6%). So với nhóm bệnh nhân nhiễm nấm sợi, nhóm bệnh nhân nấm móng do nấm men có tỉ lệ tiếp xúc nhiều với nước, hóa chất ở nhóm nấm men cao hơn (76,7% so với 50%), tỉ lệ tổn thương móng cái nhiều hơn (85% so với 50%) và tỉ lệ có biểu hiện đau cao hơn (33,1% so với 12,0%). Tỉ lệ bệnh nhân bị áp lực thường xuyên lên móng ở nhóm nấm sợi là cao hơn nhóm nấm men (13,2% so với 4,5%). Biểu hiện hay gặp nhất ở nhóm nấm men là tách móng 67,1%, ở nhóm nấm sợi là dày móng 67,7%. Viêm quanh móng hay gặp ở nhóm nấm men hơn ở nhóm nấm sợi (38% so với 18,6%), ngược lại các biểu hiện dày sừng dưới móng, dày móng, nứt gãy hay gặp ở nấm sợi nhiều hơn nấm men. Tổn thương bờ bên, bờ xa dưới móng hay gặp ở nhóm nấm sợi nhiều hơn nhóm nấm men (88,6% so với 70,4%). Tổn thương bờ gần dưới móng gặp nhiều hơn trong nhóm nấm men so với nhóm nấm sợi (29,6% so với 11,4%).
Kết luận: Có sự khác biệt về lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở 2 nhóm bệnh nhân nhiễm nấm móng tay do nấm sợi và nấm men. Sự khác biệt này có thể giúp bác sĩ có những định hướng trong chẩn đoán căn nguyên chủng nấm gây bệnh đặc biệt là khi chưa có hỗ trợ cận lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Murray SC, Dawber RP, Onychomycosis of toenails: orthopaedic and podiatric considerations. Australas J Dermatol, 43(2), 2002, 105-112.
[2] Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Đức Thảo, Bóc tách móng bằng Ure-plaste kết hợp với Griseofulvine trong điều trị nấm móng. Nội san da liễu, 89(4), 1978, 45-50.
[3] Lê Hữu Doanh, Các bệnh nấm nông. Bệnh học Da liễu 1, Nhà xuất bản Y học, 2017, 287-306
[4] Caputo R, De Boulle K, Del Rosso J et al., Prevalence of superficial fungal infections among sports-active individuals: results from the Achilles survey, a review of the literature. J Eur Acad Dermatol Venereol, 15(4), 2001, 312-316
[5] Ameen M, Lear JT, Madan V et al., British Association of Dermatologists’ guidelines for the management of onychomycosis. Br J Dermatol, 171(5), 2014, 937-958.
[6] Võ Đông Xuân, Phạm Thị Lan, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và giá trị của các xét nghiệm trực tiếp phát hiện nấm móng, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, 2013.
[7] Nguyễn Minh Hường, Đặc điểm lâm sàng, chủng nấm gây bệnhvà hiệu quả điều trị nấm móng bằnguống itraconazole liều xung kết hợpsơn ciclopirox 8%, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, 2013.
[8] Debruyne D, Coquerel A, Pharmacokinetics of antifungal agents in onychomycoses. Clin Pharmacokinet; 2001, 40:441–72.
[9] Đỗ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Nhiên, Hoàng Hồng Mạnh, Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh nấm móng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2018. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2024; 65 (Special Issue 2): 332-339.
[10] Agarwalla A, Agrawal S, Khanal B, Onychomycosis in eastern Nepal. Nepal Med Coll J, 2006, 8(4): 215-219.
[11] Aghamirian MR, Ghiasian SA, Onychomycosis in Iran: epidemiology, causative agents and clinical features, Nihon Ishinkin Gakkai Zasshi, 2010, 51(1):23-9.
[12] Yadav P, Singal A, Pandhi D et al., Clinico- mycological study of dermatophyte toenail onychomycosis in new delhi, India. Indian J Dermatol, 2015, 60(2): 153-158.