10.KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA VÀ ĐIỀU DƯỠNG HAI NĂM CUỐI VỀ CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Lê Thiện Khiêm1, Trần Mỹ Nhung1, Trần Quốc Cường1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt




Cấp cứu Hồi sinh tim phổi (CCHSTP) cơ bản là một kỹ thuật quan trọng trong cấp cứu các tình huống ngừng tuần hoàn - hô hấp (NTH-HH), được giảng dạy trong các chương trình đào tạo y khoa. Kỹ thuật CCHSTP được thực hiện trong những phút đầu tiên ngay sau khi người bệnh (NB) bị NTH-HH cải thiện đáng kể tỉ lệ sống còn cho người bệnh.


Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tỉ lệ sinh viên (SV) ngành Y đa khoa và điều dưỡng trong hai năm cuối của chương trình học có mức kiến thức tốt về CCHSTP cơ bản và một số yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên SV Y đa khoa và Cử nhân điều dưỡng hai năm cuối học tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.


Kết quả: Tỉ lệ SV có kiến thức ở mức tốt về CCHSTP cơ bản là 16,9% với các yếu tố liên quan là: từng chứng kiến trường hợp CCHSTP; được hướng dẫn về CCHSTP trong quá trình tham gia chăm sóc, điều trị NB nhiễm COVID-19; tham gia học các tiết giảng dạy về CCHSTP trong chương trình đại học; học các lớp tập huấn về CCHSTP trong hoạt động của các câu lạc bộ/đội/nhóm trong trường đại học; đọc các hướng dẫn, xem các tài liệu về CCHSTP và khoảng thời gian học CCHSTP đến thời điểm nghiên cứu.


Kết luận: Tỉ lệ SV có kiến thức về CCHSTP cơ bản ở mức tốt là chưa cao và có những yếu tố liên quan giúp gợi ý các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này.




Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Son ND, Chinh QL, Dung TP et al., Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ 2021;99:50–61. https://doi. org/10.2471/BLT.20.269837.
[2] Abraham TM, Amare HKGE, Hailu YT et al., Factors associated with knowledge and attitude towards adult cardiopulmonary resuscitation among healthcare professionals at the University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Northwest Ethiopia: an institutional-based cross- sectional study. BMJ J 2020;2020:1–11. https:// doi.org/10.1136/bmjopen-2020-037416.
[3] Katarzyna KJ, Wioletta MD, Nijolė G et al., A Cross-International Study to Evaluate Knowledge and Attitudes Related to Basic Life Support among Undergraduate Nursing Students-A Questionnaire Study. Int J Environ Res Public Health 2020;17:1–11. https://doi.org/10.3390/ ijerph17114116.
[4] Nguyễn Thị Khánh Linh, Lê Hồng Thái, Hồ Thị Đan Ngọc & CS, Kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu của sinh viên tại các trường đại học trên thành phố Đà Nẵng; Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 2019;1:17–23.
[5] Theresa MO, Mary EM, Gavin DP et al., Adult Basic Life Support: 2020 International Consensus on Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care Science With Treatment Recommendations. Circulation 2020;142:S41–91.
[6] Highlight of the 2020 guideline for CPR and ECC. American Heart Association; 2020.
[7] European Resuscitation Council COVID-19 Guidelines. European Resuscitation Council; 2021.
[8] LorrM,Relationsbetweentheintraclasscorrelation and the Kuder-Richardson reliability formulas. J Clin Psychol 1960;16:447–50. https://doi.org/10.1002/1097-4679(196010)16:4<447::AID- JCLP2270160437>3.0.CO;2-H.
[9] Abdulmajeed Owaid Alsharari 1 AA 1. Current Status of Knowledge about Cardiopulmonary Resuscitation among the University Students [10] in the Northern Region of Saudi Arabia. Cardiol
Res Pract 2018;Volume 2018. https://doi. org/10.1155/2018/3687472.
Moretti MA, Camboim A de O, Ferrandez CA et al., Retention of Cardiopulmonary Resuscitation Skills in Medical Students. Arq Bras Cardiol 2021;117:1030–5. https://doi.org/10.36660/ abc.20200546.