5. NHẬN XÉT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI U BUỒNG TRỨNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI 3 THÁNG GIỮA TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2021-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích liệt kê kết quả của phẫu thuật nội soi u buồng trứng ở phụ nữ có thai 3 tháng giữa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2021 đến 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả phụ nữ có thai 3 tháng giữa được chẩn đoán và điều trị u buồng trứng bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 01/01/2021 đến 31/12/2023.
Kết quả: Nhóm tuổi từ 25-29 chiếm tỷ lệ 40,8%. Kích thước trung bình của khối u là 9,6±4,4 cm. Trong đó khối u có kích thước từ 6-10cm chiếm tỷ lệ lớn nhất (75,7%). Phần lớn là phẫu thuật theo kế hoạch (93,2%). Phẫu thuật cắt u chiếm tỷ lệ lớn với 88,4%, cắt u chiếm tỷ lệ 11,6%. UBT trong thai kỳ ở nghiên cứu này chiếm ưu thế là u bì buồng trứng với 65,0%. Sau phẫu thuật, chỉ có 01 bệnh nhân có ra máu chiếm tỷ lệ 1,0% và sau đó sảy thai. Thời gian nằm viện trung bình là 4,8±0,5 ngày.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi u buồng trứng trong 3 tháng giữa mang lại kết quả cao với nguy cơ gặp biến chứng thấp. Tuy nhiên, để thực hiện được phẫu thuật nội soi thì đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi, u buồng trứng, có thai 3 tháng giữa, bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Tài liệu tham khảo
buồng trứng tại phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương năm 2001 - 2006. Luận văn tốt
nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, 2006.
[2] Kha Thị Trâm, Tình hình điều trị phẫu thuật các
khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại bệnh
viện phụ sản trung ương từ tháng 01/2010 đến
31/12/2013. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y
Hà Nội, 2014, 24 – 28.
[3] Lê Hải Dương, Nghiên cứu tình hình các khối u
buồng trứng xoắn tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương trong mười năm (1992 - 2001). Luận văn
Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2004.
[4] Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nghiên cứu điều
trị phẫu thuật u buồng trứng ở phụ nữ có thai
tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Luận văn
BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
[5] Amampai R, P Suprasert, Cancer Antigen 125
during Pregnancy in Women without Ovarian
Tumor Is Not Often Rising. Obstetrics and
Gynecology International, 2018: p. 1-4.
[6] de Haan J, M Verheecke, F Amant, Management
of ovarian cysts and cancer in pregnancy. Facts,
views & vision in ObGyn, 2015, 7(1): p. 25-31.
[7] Ding D-C, Y-H Chang, Laparoendoscopic
single-site surgical cystectomy of a twisted
ovarian dermoid cyst during early pregnancy:
A case report and literature review. Gynecology
and minimally invasive therapy, 2016, 5(4): p.173-177.
[8] Garg S, A Kaur, JK Mohi et al., Evaluation of
IOTA Simple Ultrasound Rules to Distinguish
Benign and Malignant Ovarian Tumours. J Clin
Diagn Res, 2017, 11(8): p. Tc06-tc09.
[9] Glanc P, S Salem, D Farine, Adnexal masses
in the pregnant patient: a diagnostic and
management challenge. Ultrasound Q, 2008,
24(4): p. 225-40.
[10] Hakoun AM, I AbouAl-Shaar, KJ Zaza et al.,
Adnexal masses in pregnancy: An updated
review. Avicenna J Med, 2017, 7(4): p. 153-157.
[11] John L. Powell MEP, Legal commentary: R. Eric
Kennedy, J.D Surgery in Pregnancy, in Operative
Obstetrics. 1993, p 428 - 433.
[12] Knafel A, T Banas, A Nocun et al., The
Prospective External Validation of International
Ovarian Tumor Analysis (IOTA) Simple Rules in
the Hands of Level I and II Examiners. Ultraschall
Med, 2016, 37(5): p. 516-523.
[13] Lee JH, JR Lee, BC Jee et al., Safety and
feasibility of a single-port laparoscopic adnexal
surgery during pregnancy. Journal of minimally
invasive gynecology, 2013, 20(6): p. 864-870.
[14] Ngu S-F, VYT Cheung, T-C Pun, Surgical
management of adnexal masses in pregnancy.
JSLS : Journal of the Society of Laparoendoscopic
Surgeons, 2014, 18(1): p. 71-75.
[15] Tsai H-W, C-Y Chen, P-H Wang et al., Single-port
laparoscopic ovarian cystectomy of teratoma
during pregnancy. Gynecology and Minimally
Invasive Therapy, 2013, 2(4): p. 137-139.
[16] Wan Ghazali WAHB, NA Shukri, NHANB Abdul
Halim, Laparoscopic cystectomy in pregnancy,
a viable solution - A 14 years series. Gynecology
and minimally invasive therapy, 2017, 6(4): p.
157-161.
[17] Wang PH, CC Yuan, HT Chao et al., Ovarian
surgery during pregnancy and puerperium:
twelve-year experience at the Veterans General
Hospital-Taipei. Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei),
1998, 61(6): p. 324-31.
[18] Weiner E, Y Mizrachi, R Keidar et al.,
Laparoscopic surgery performed in advanced
pregnancy compared to early pregnancy.
Archives of gynecology and obstetrics, 2015,
292: p. 1063-1068.