4. KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả học tập của sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam năm 2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát bằng biểu mẫu Google trên 274 sinh viên Y khoa trường Đại học Đại Nam năm 2024.
Kết quả: Điểm tổng kết học kì I trung bình của sinh viên trong nghiên cứu là 6,9 ± 1,1 (5 – 9,2) điểm. Hầu hết sinh viên có kết quả học tập xếp loại trung bình trở xuống (63,1%). Tỷ lệ xếp loại giỏi trở lên trong học kì trước là 11,3%. Hơn 1/3 số sinh viên trong nghiên cứu phải thi lại ít nhất một môn học (36,1%) trong học kì trước và 22,3% số sinh viên còn nợ ít nhất một môn học cần học lại. Trung bình, một sinh viên đã phải thi lại 0,5 ± 0,8 môn trong học kì trước đó (0 – 4 môn) và còn nợ 0,4 ± 1,1 môn (0– 9 môn) tính tới thời điểm nghiên cứu. Sinh viên nữ có xếp loại học tập loại khá trở lên cao hơn so với sinh viên nam. Kết quả học tập loại giỏi trở lên cũng tăng dần ở sinh viên năm thứ nhất tới năm thứ tư.
Kết luận: Kết quả học tập tương đối cao xét theo xếp loại học tập cuối kỳ, nhưng tỉ lệ thi lại trong kì trước và nợ môn tính tới thời điểm nghiên cứu cũng đáng kể trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Sinhviên nữ và sinh viên khóa lớn hơn có kết quả học tập tốt hơn so với những nhóm khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kết quả học tập, sinh viên Y khoa, Đại học Đại Nam
Tài liệu tham khảo
Sinh và cộng sự, Thực trạng tiếp thu kiến thức
module hệ cơ quan của sinh viên năm thứ hai
chương trình đổi mới ngành Y tại trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam,
2021, 501(2 (2021)
[2] Đinh Thị Thu Huyền, Thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên
đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 –
2019. Khoa học Điều Dưỡng, 2022, 5(2): 72-83.
[3] A Sugawara, K Ishikawa, R Motoya et al.,
Characteristics and Gender Differences in the
Medical Interview Skills of Japanese Medical
Students. Intern Med, 2017, 56(12): 1507-1513.
[4] Reinhard P, Thomas G, Wolfram T et al., Academic
emotions in students’ self-regulated learning
and achievement: A program of qualitative and
quantitative research. Educational Psychologist,
2002, 37(2): 91-105.
[5] KA Swygert, MM Cuddy, M van Zanten et al.,
Gender differences in examinee performance
on the Step 2 Clinical Skills data gathering (DG)
and patient note (PN) components. Adv Health
Sci Educ Theory Pract, 2012, 17(4): 557-71.
[6] K Mukohara, K Kitamura, H Wakabayashi et al.,
Evaluation of a communication skills seminar for
students in a Japanese medical school: a nonrandomized
controlled study. BMC Med Educ, 2004, 4(24