40. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CÁC BỆNH VIÊM TAI MŨI HỌNG TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2022

Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Thị Cần1, Nguyễn Xuân Trường2, Lê Thị Lan Chi1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị ngoại trú các bệnh
viêm tai mũi họng tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên đơn thuốc ngoại trú tại khoa Tai - Mũi - Họng
bệnh viện Đại học Y khoa Vinh từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.


Kết quả nghiên cứu: 5 bệnh tai mũi họng gặp chủ yếu trong mẫu nghiên cứu là viêm họng (42,39%),
viêm mũi (23,91%), viêm xoang mạn (14,6%), viêm amydan (12,5%) và viêm tai giữa (6,53%). Tỷ
lệ bệnh tai mũi họng gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 16- 60 tuổi (65,76%). Có 16 kháng sinh được sử dụng,
trong đó amoxicillin- clavulanate được sử dụng nhiều nhất (40,76%); thấp nhất là cefaclor, rifamycin
và tirothricin ( có tỷ lệ 0,54%). Có 5 loại kháng sinh điều trị bệnh viêm tai giữa - azithromycin
(41,67%); có 3 loại kháng sinh điều trị viêm xoang mạn - amoxicillin - clavulanate (92,6%); có
5 loại kháng sinh điều trị bệnh viêm mũi - amoxicillin- clavulanate (81,82%); có 12 loại kháng sinh
điều trị bệnh viêm họng - sultamicillin được sử (25,64%); có 12 loại kháng sinh điều trị viêm amydan
amoxicillin- sulbactam là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất (17,37%). Phác đồ đơn độc chiếm
phần lớn trong phác đồ điều trị (80,43%).


Kết luận: Các kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm beta – lactam đó là kháng sinh penicillin
phối hợp chất ức chế betalactamase. Phác đồ đơn độc chiếm phần lớn trong phác đồ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Jeremy C, Epidemiology and aetiology of
chronic rhinosinusitis in Asia narrative review,
National Library of Medicine, 2023, vol. 48, pp.
305-312.
[2] National Summary Tables, National Hospital
Ambulatory Medical Care Survey,
https://www.cdc.gov/nchs/data/nhamcs/web
_tables/2018-ed-web-tables-508.pdf, Table
12, B-1a, 2018.
[3] Saheli D, A Study on the Prescribing Pattern of
Antimicrobial Drugs in Patients Attending the
Ear, Nose, Throat Department of a Tertiary Care
Teaching Hospital, Asian Journal of
Pharmaceutical and Clinical Research, 2017, vol.
55, pp. 203 – 211.
[4] Bộ Y tế, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, NXB Y
học, TP. Hồ Chí Minh, trang 80 – 90, 2015.
[5] Huỳnh Thị Như Thuý, Lã Đình Hùng, Khảo sát
tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong đơn
thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Đồng
2, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 9, Đại học
Nguyễn Tất Thành, 2020, Tr.84 – 88.
[6] Phan Võ Thy Ngân, Trương Thiên Phú, Trần
Minh Trường, Khảo sát vi khuẩn và kháng sinh
đồ ở các bệnh lý nhiễm trùng tại khoa Tai Mũi
Họng Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2021 đếntháng
7/2022, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 525,
số 1B, 2023, Tr.71 – 75.
[7] Farhan AK, Sheikh N, Mohd TS, Patterns of
prescription of antimicrobial agents in the
Department of Otorhinolaryngology in a tertiary
care teaching hospital, African Journal of
Pharmacy and Pharmacology, vol. 88, 2011, pp.
118 – 123.
[8] Eugene L, Lolita P, Simon R et al., Bacteriologic
and clinical efficacy of oral gatifloxacin for the
treatment of recurrent/nonresponsive acute otitis
media: an open-label, noncomparative, double
tympanocentesis study, Pediatr Infect Dis J,
National Library of Medicine, 2003, vol. 22(11),
pp. 943-948.
[9] Lolita P, Eugene L, Simon R et al., Bacteriologic
and clinical efficacy of high dose amoxicillin for
therapy of acute otitis media in children, Pediatr
Infect Dis J”, National Library of Medicine,
2003, vol. 22(5), pp. 405-412.
[10] Trần Duy Ninh, Nghiên cứu mô hình bệnh tai mũi
họng và một số yếu tố liên quan tại 7 tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học công nghệ Y - Dược Đại học Thái Nguyên,
2001, Tr.68-70