34. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI VIÊM PHỔI CÓ SỬ DỤNG VANCOMYCIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Bùi Anh Sơn1, Nguyễn Thị Diệu Thúy2
1 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định Kết quả điều trị bệnh nhi viêm phổi có sử dụng vancomycin và tìm hiểu một số
yếu tố liên quan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 129 bệnh nhi viêm phổi có sử dụng vancomycin
điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024.


Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ/giảm sau điều trị chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 58,9% và 28,7%.
Tỷ lệ xin về/tử vong chiếm tỷ lệ thấp (1,6%). Thời gian điều trị trung vị là 14 ngày. Mức liều
vancomycin duy trì trung bình ban đầu là 59,5 ± 2,3 mg/kg/ngày với khoảng đưa liều mỗi 8 giờ ở
hầu hết các bệnh nhân nhi trong nghiên cứu (89,9%). Thời gian điều trị vancomycin trung vị là 10
(7-13) ngày. Tỷ lệ đạt đích AUC (400 – 600 mg.h/L) trong lần định lượng đầu tiên là 67,4%. Biến
cố bất lợi khi truyền vancomycin chiếm 10,3%. Các yếu tố có liên quan đến tăng nguy cơ AUC dưới
ngưỡng điều trị ở lần định lượng đầu bao gồm: tuổi > 24 tháng, tăng thanh thải thận và sốc.


Kết luận: Cần tối ưu hoá liều dùng ban đầu của vancomycin trên quần thể bệnh nhân nhi viêm phổi
có sử dụng vancomycin dựa vào giám sát nồng độ thuốc trong máu theo AUC lưu ý các yếu tố tuổi,
độ thanh thải thận, bệnh nhân sốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Geberetsadik A, Worku A, Berhane Y, Factors
associated with acute respiratory infection in
children under the age of 5 years: evidence from the
2011 Ethiopia Demographic and Health Survey.
Pediatric Health, Medicine and Therapeutics.
2015;6:9. doi:10.2147/PHMT.S77915
[2] Rybak MJ, Le J, Lodise TP et al., Therapeutic
monitoring of vancomycin for serious
methicillin-resistant Staphylococcus aureus
infections: A revised consensus guideline and
review by the American Society of HealthSystem Pharmacists, the Infectious Diseases
Society of America, the Pediatric Infectious
Diseases Society, and the Society of Infectious
Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm.
2020;77(11):835-864. doi:10.1093/ajhp/zxaa036
[3] Kidney Disease Improving Global Outcomes
(KDIGO), Summary of Recommendation
Statements. Kidney International Supplements.
2012;2(1):8-12. doi:10.1038/kisup.2012.7
[4] Schwartz GJ, Work DF, Measurement and
estimation of GFR in children and adolescents.
Clin J Am Soc Nephrol. 2009;4(11):1832-1843.
doi:10.2215/CJN.01640309
[5] Phạm Anh Tuân, Phân tích tình hình sử dụng
kháng sinh điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
cho trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng
Ninh. Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp 1,
Trường Đại học Dược Hà Nội, 2019
[6] Trịnh Thị Vân Anh, Triển khai hiệu chỉnh liều
vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc
trong máu theo ước đoán Bayesian tại khoa Nhi
Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ Dược học,
Trường Đại học Dược Hà Nội, 2022
[7] Le J, Bradley JS, Murray W et al., Improved
vancomycin dosing in children using area under the
curve exposure. Pediatr Infect Dis J. 2013;32(4):e155-
e163. doi:10.1097/INF.0b013e318286378e
[8] Park SJ, Lim NR, Park HJ et al., Evaluation of risk
factors for vancomycin-induced nephrotoxicity.
Int J Clin Pharm. 2018;40(5):1328-1334.
doi:10.1007/s11096-018-0634-8
[9] Kondo M, Nakagawa S, Orii S et al., Association of
Initial Trough Concentrations of Vancomycin with
Outcomes in Pediatric Patients with Gram-Positive
Bacterial Infection. Biol Pharm Bull. 2020;43(10):
1463-1468. doi:10.1248/bpb.b19-01003