31. RỐI LOẠN TÂM LÝ Ở SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ngô Thị Tâm1
1 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn tâm lý ở sinh viên khối ngành sức khoẻ trường đại học Đại
Nam năm 2022 và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 412 sinh viên khối ngành sức
khỏe trường Đại học Đại Nam năm 2022. Tình trạng rối loạn tâm lý được đo bằng thang PQH9.


Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có rối loạn tâm lý trong nghiên cứu là 54,4%. Tỉ lệ “cảm thấy bản thân
mình tồi tệ - hoặc cảm thấy mình vô dụng hay đã làm bản thân hoặc gia đình thất vọng” và “Chán
ăn hoặc ăn quá nhiều” mỗi ngày chiếm tới 11,1% và 10,6%. Tỷ lệ rối loạn tâm lý cao nhất ở nhóm
sinh viên độc thân chưa có người yêu (56,5%) và thấp nhất trong nhóm đã lập gia đình (12,5%).
Sinh viên Y có tỉ lệ rối loạn tâm lý cao nhất, chiếm 61,7% và thấp nhất ở sinh viên điều dưỡng với
46,7%. Những sinh viên có lạm dụng điện thoại di động và rối loạn giấc ngủ có tỉ lệ rối loạn tâm lý
cao hơn đáng kể. Những khác biệt kể trên có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


Kết luận: Tỷ lệ có rối loạn tâm lý ở sinh viên Khoa học sức khỏe tương đối cao. Rối loạn tâm lý có
liên quan tới tình trạng mối quan hệ, ngành học, rối loạn giấc ngủ và lạm dụng điện thoại thông
minh. Do đó cần có các biện pháp hỗ trợ tâm lý ở sinh viên khoa học sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] P Prinz, K Hertrich, U Hirschfelder et al.,
Burnout, depression and depersonalisation--
psychological factors and coping strategies in
dental and medical students", GMS Z Med
Ausbild, 29(1), 2012, pp. Doc10.
[2] LS Rotenstein, MA Ramos, M Torre et al.,
Prevalence of Depression, Depressive Symptoms,
and Suicidal Ideation Among Medical Students:
A Systematic Review and Meta-Analysis, Jama,
316(21), 2016, pp. 2214-2236.
[3] M Walkiewicz, M Tartas, M Majkowicz et al.,
Academic achievement, depression and anxiety
during medical education predict the styles of
success in a medical career: a 10-year longitudinal
study, Med Teach, 34(9), 2012, pp. e611-9.
[4] I Heinen, M Bullinger, RD Kocalevent, Perceived
stress in first year medical students - associations
with personal resources and emotional distress,
BMC Med Educ, 17(1), 2017, pp. 4.
[5] M Ghazisaeedi, H Mahmoodi, I Arpaci et al.,
Validity, Reliability, and Optimal Cut-off Scores of
the WHO-5, PHQ-9, and PHQ-2 to Screen
Depression Among University Students in Iran, Int
J Ment Health Addict, 20(3), 2022, pp. 1824-1833.
[6] M Kwon, JY Lee, WY Won et al., Development
and validation of a smartphone addiction scale
(SAS), PLoS One, 8(2), 2013, pp. e56936.
[7] Isa O, Shun N, Mina K et al., Development and
validation of the J apanese version of the A thens
I nsomnia S cale, 67(6), 2013, pp. 420-425.
[8] JJ Dietrich, K Otwombe, TE Pakhomova et al.,
High cellphone use associated with greater risk
of depression among young women aged 15-24
years in Soweto and Durban, South Africa, Glob
Health Action, 14(1), 2021, pp. 1936792.
[9] E Hoare, K Milton, C Foster et al., Depression,
psychological distress and Internet use among
community-based Australian adolescents: a
cross-sectional study, BMC Public Health,
17(1), 2017, pp. 365.
[10] Marcella M, Jordi S, Mar Alvarez-Pedrerol et al.,
Hours of television viewing and sleep duration in
children: a multicenter birth cohort study. JAMA
Pediatr; 168(5), 2014, pp. 458-464.