NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BÍ TIỂU SAU SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SẢN PHỤ SINH ĐƯỜNG ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN – NHI ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo và đánh giá một số yếu tố liên quan đến bí
tiểu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 673 sản phụ sinh đường âm đạo, tại khoa Phụ sản Bệnh
viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng từ tháng 03/2018 đến hết tháng 09/2018. Các sản phụ ở trong nhóm
nghiên cứu sẽ được thăm khám, phỏng vấn, tham khảo bệnh án để ghi nhận các biến số theo phiếu
nghiên cứu.
Kết quả: Tỉ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là 4,8%. Sản phụ sinh con so có tỷ lệ BTSS là 6,6% cao
hơn nhóm sản phụ sinh con rạ có BTSS là 2,4%. Ở những trẻ sơ sinh có trọng lượng ≥ 3500gram thì
sản phụ có tỷ lệ BTSS là 16,7% cao hơn so với các sản phụ có trẻ sơ sinh trọng lượng < 3500gram có
BTSS (1,7%). Tỷ lệ BTSS ở những sản phụ sinh con có chu vi vòng đầu ≥ 36 cm là 24,3% cao hơn
sản phụ sinh con có chu vi vòng đầu < 36 cm (3,6%). Tỷ lệ bí tiểu ở những sản phụ: sinh bằng phương
pháp thủ thuật là 50,0%; thời gian chuyển dạ giai đoạn 1 kéo dài ≥12 giờ là 13,0%; thời gian chuyển
dạ giai đoạn 2 kéo dài là 16,4% cao hơn tỷ lệ bí biểu ở nhóm sản phụ: sinh tự nhiên (4,6%); thời gian
chuyển dạ giai đoạn 1<12 giờ (2,1%); thời gian chuyển dạ giai đoạn 2 không kéo dài (3,3%). Ở nhóm
sản phụ không vận động sớm sau sinh, tỷ lệ bí tiểu là 37,5% cao hơn nhóm sản phụ này có vận động
sớm sau sinh là 1,3%.
Kết luận: Tỉ lệ bí tiểu sau sinh đường âm đạo là 4,8%. Các yếu tố: sinh con so, sinh con to với trọng
lượng thai: ≥ 3500 gram, chu vi vòng đầu ≥36 cm, sinh thủ thuật, chuyển dạ giai đoạn 1 kéo dài,
chuyển dạ giai đoạn 2 kéo dài, không vận động sớm sau sinh làm tăng nguy cơ bí tiểu sau sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bí tiểu sau sinh, sản phụ, sinh đường âm đạo
Tài liệu tham khảo
2. Khoa NTQ, Postpartum urinary retention and some related factors on pregnant women at Tu Du Hospital, Master's thesis in medicine, Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy, 2002. (in Vietnamese)
3. Lang HX, Postpartum urinary retention and related factors in vaginal delivery at Hue Central Hospital, Master thesis in medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, 2006. (in Vietnamese)
4. Cavkaytar S, Kokanalı MK, Baylas A et al., Postpartum urinary retention after vaginal delivery: Assessment of risk factors in a case-control study, J Turk Ger Gynecol Assoc., 2014; 15(3): 140-3.
5. Kekre AN, Vijayanand S, Dasgupta R et al., Postpartum urinary retention after vaginal delivery, Int J Gynaecol Obstet., 2011; 112(2): 112-5.
6. Rizvi RM, Khan ZS, Khan Z, Diagnosis and management of postpartum urinary retention, Int J Gynaecol Obstet., 2005; 91(1): 71-2.
7. Yip SK, Brieger G, Hin LY et al., Urinary retention in the post-partum period. The relationship between obstetric factors and the post-partum post-void residual bladder volume, Acta Obstet Gynecol Scand., 1997; 76(7): 667-72.