29. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI NGƯỜI BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

Lương Thị Đào1, Hoàng Đỗ Việt Anh2
1 Trường Đại học Đại Nam
2 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm, loét dạ dày- tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, có xu hướng gia tăng và ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu nhằm mô tả
đặc điểm lâm sàng, hỉnh ảnh nội soi của người bệnh viêm, loét dạ dày- tá tràng tại bệnh viện Đa
khoa Hà Đông.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 202
người bệnh có hội chứng dạ dày tá tràng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ
tháng 10/ 2023 đến tháng 4/2024. Loại trừ các đối tượng có biến chứng thủng, ung thư dạ dày- tá
tràng, hoặc đã sử dụng PPI trong vòng 14 ngày kể từ ngày đến khám bệnh.


Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 1/1,32. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 51,06 ± 18,05, nhỏ
nhất là 18 tuổi, cao nhất là 91 tuổi. Đa số các đối tượng có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày tá tràng
(53,5%), 11,9% đối tượng có tiền sử bệnh lý tim mạch, chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết
áp). Triệu chứng thường gặp nhất là đau thượng vị với 94,1%. 78,2% đối tượng có kết quả nội soi
là viêm dạ dày- tá tràng. 45% đối tượng có kết quả HP dương tính. Với tổn thương viêm, đặc điểm
chủ yếu là phù nề, xung huyết (chiếm 59,4%), tỷ HP dương tính là 43%. Với tổn thương loét, tỷ lệ
HP dương tính 38,1%, chủ yếu đối tượng có 1 ổ loét (65,9%), bệnh nhân có nhiều nhất 5 ổ loét.
Loét chủ yếu ở dạ dày (61,4%). 86,3% đáy có giả mạc, bờ chủ yếu bị phù nề (65,5%).


Kết luận: Các tổn thương viêm, loét dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phần lớn ở người
trung và lớn tuổi, bệnh có tỷ lệ tái phát cao, triệu chứng lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu. Tổn
thương viêm gặp nhiều hơn loét, tỷ lệ người bệnh dương tính với vi khuẩn HP cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Ngọc Anh, Trần Văn Hòa, Nguyễn Văn
Dũng, Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi
của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng mạn
tính điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Quốc Tế
Thái Nguyên, TNU Journal of Science and
Technology. Tập 05, 2020, trang 228-229.
[2] Trần Mạnh Bắc, Hà Quốc Hùng, Đặc điểm lâm
sàng và hình thái tổn thương viêm dạ dày ở
người cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung
ương, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 5, 2023,
trang 530.
[3] Đỗ Văn Dung, Chu Thị Trà, Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và nội soi của bệnh nhân viêm,
loét dạ dày trên 60 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa
Ninh Bình, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật
Ninh Bình, 2014.
[4] Lương Quốc Hùng, Phạm Văn Linh, Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, nội soi ở bệnh nhân loét dạ
dày- tá tràng có helicobacter pylori dương tính
tại bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ,
Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh; Tập 53,
2019, trang 187.
[5] Hứa Phước Trường, Phạm Thị Tâm, Tỷ lệ và kết
quả điều trị nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh
nhân viêm loét dạ dày- tá tràng khám và điều trị
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng,
Tạp chí Y dược học Cần Thơ; Tập 40, 2021,
trang 14-17.
[6] Belete A, Abilo T, Zenahebezu A et al.,Peptic
ulcer disease among dyspeptic patients at
endoscopy unit, University of Gondar hospital,
Northwest Ethiopia, BMC Gastroenterol; 22(1),
2022, pp. 164.
[7] Bae S. E. et al., Effect of Helicobacter pylori
eradication on metachronous recurrence after
endoscopic resection of gastric neoplasm, Am J
Gastroenterol. Vol 109(1), 2014, page 60-7.
[8] Onyedika G.O., Oluwole O.O., Alexander
M.E.N. et al., Correlation of Clinical,
Endoscopic, and Pathological Findings among
Suspected Peptic Ulcer Disease Patients in
Abuja, Nigeria, Gastroenterol Res Pract. Vol
2021, page. 9646932.
[9] Ratha-Korn V, Natsuda A, Thawee RE et
al.,Population-based study of Helicobacter pylori
infection and antibiotic resistance in Bhutan, Int J
Infect Dis.Vol 97, 2020, page 102-107.
[10] Yamaoka Ratha Korn Vilaichone, Quach Trong
Duc, Yoshio, Prevalence and Pattern of
Antibiotic Resistant Strains of Helicobacter
Pylori Infection in ASEAN, Asian Pacific
Journal of Cancer Prevention. Vol 19, 2018,
page. 4.