17. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CAO DỊCH CHIẾT TOÀN PHẦN CÂY CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA L.) TẠI NGHỆ AN

Trần Thị Anh Thơ1, Lê Thị Mai Hoa1, Nguyễn Ngọc Hòa2, Trần Anh Đào2
1 Trường ĐH Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết toàn phần cây cỏ xước thu hái tại Nghệ An


Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chiết siêu âm với 2 dung môi ethanol và methanol để thu lấy dịch chiết cô thành cao toàn phần và thử hoạt tính kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn thường gặp.


Kết quả nghiên cứu: Ghi nhận cao chiết toàn phần với dung môi ethanol 700 và methanol 800 đều có tác dụng kháng S.aureus và K.pneumoniae, không tác động trên các vi khuẩn khác (E.coli, P. aeruginosa, H.influenzae…). Đường kính vòng vô khuẩn của dịch chiết ethanol 700 và methanol 800 trên S. aureus lần lượt là 10,3 ± 0.95mm và 9,98 ± 0,89 mm (10,3 ± 0.95mm) lớn hơn trên chủng K.pneumoniae với giá trị lần lượt là 8,72 ± 0.87mm, 7,56 ± 0.81mm.


Kết luận: Cây cỏ xước thu hái tại Nghệ An được chiết xuất bằng phương pháp chiết siêu âm với dung môi ethanol và methanol cho dịch chiết có tác dụng kháng khuẩn trên hai chủng S.aureus và K.pneumonia. Cây cỏ xước có thể là nguồn kháng sinh tự nhiên cần được nghiên cứu mở rộng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Timothy R. Walsh. Antimicrobial Resistance:
Addressing a Global Threat to Humanity, PLoS
Med. 2023, 20(7): e1004264
[2] Pandey NK, Sharma HP, Amit P et al., A review
on potential magic folk herbal medicinal plant:
Achyranthes aspera L. International Journal of
Medicinal Plants Photon. 2013;105: 350-363.
[3] Rahul Thapa. A review of acyranthes aspera.
Journal of Pharmaceutical Negative Results,
2023, 14 (Special Issue 1)
[4] Kaur M, Thakur Y, RC Rana, Antimicrobial
Properties of Achyranthes aspera. Ancient
Science of Life. 2005; 24(4):168-17.
[5] Tiwari P, Kaur M, Kaur H, Phytochemical
Screening and Extraction A Review.
Internationale Pharmaceutica Sciencia, 2011, 1,
98-106.
[6] Bộ Y tế, Quyết định 1539/QĐ-BYT Hướng dẫn
thực hành kỹ thuật Vi sinh lâm sàng, 2017.
[7] Kirteebala Pawar. Antiacne potential and
phytochemicas of extraction achyranthes aspera
gel. World journal of pharmacy and
pharmaceutical sciences, 2020, 10 (1): 1073-1083.
[8] R.Vijayarajand R.Vidhya. Biological Activity of
Achyranthes Aspera Linn -A Review. Asian
Journal of Biochemical and Pharmaceutical
Research, 2016 6(1) ISSN: 2231-2560
[9] Woldeyes S, Adane L, Tariku Y et al., Evaluation
of antibacterial activities of compounds isolated
from Sida rhombifolia Linn (Malvaceae). Nat
Prod Chem Res. 2012;1(1);8.
[10] Garima Pandey. Antioxidant and Antibacterial
Activities of Leaf Extract of Achyranthes aspera
Linn. (Prickly Chaff Flower). European Journal
of Medicinal Plants, 2014, 4(6): 695-708.
[11] Hamna Ahmad. Achyranthes aspera Extracts as
Adjuvants for the Redressal of Antibiotic
Resistance. Pharmaceutics, 2022, 14(10), 2019.