16. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ LO LẮNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC THỦ THUẬT CHỤP VÀ CAN THIỆP MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ tác động của các yếu tố đến sự lo lắng của người bệnh trước thủ thuật chụp và can thiệp mạch vành.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023 trên người bệnh được chỉ đinh định chụp và can thiệp mạch vành tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Nghiên cứu đã chỉ ra có 05 yếu tố tác động đến sự lo lắng của người bệnh trước thủ thuật có ý nghĩa thống kê theo mức độ từ cao xuống thấp gồm: Kết quả thủ thuật (β = 0,302); Sự bất tỉnh (β = 0,297); Sự khó chịu sau thủ thuật (β = 0,282); Chuẩn bị trước thủ thuật (β = 0,191); Sự phụ thuộc vào người khác (β = 0,131). Nghiên cứu còn chỉ ra có sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân (giữa những người kết hôn và độc thân) đến mức độ lo lắng trước thủ thuật của người bệnh.
Kết luận: Cần xây dựng phương pháp phù hợp khi tiếp xúc, trao đổi, tư vấn trực tiếp cho người bệnh để giảm sự lo lắng cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mức độ tác động, yếu tố, sự lo lắng, người bệnh, thủ thuật, can thiệp mạch vành.
Tài liệu tham khảo
người bệnh trước phẫu thuật tại Bệnh viện Đa
khoa Hà Đông năm 2023, Tạp chí Y học Thảm
hoạ và Bỏng, (3), 2023, 54-65.
[2] Phạm Thị Ngọc Ánh, Đàm Trọng Nghĩa, Khảo
sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng của
người bệnh trước phẫu thuật tại khoa ngoại đầu
cổ Bệnh viện ung bướu Hà Nội năm 2020, Tạp
chí Y Học Việt Nam, 10 (519), 2022, tr. 232-41.
[3] Trần Hòa, Nguyễn Minh Đạt, Lê Quang Nhứt,
Tính giá trị và độ tin cậy bộ câu hỏi khảo sát mức
độ lo lắng của người bệnh trước khi thực hiện thủ
thuật chụp – can thiệp mạch vành, Tạp chí Y dược
học, 68 (1), 2023, tr. 104-9.
[4] Trần Hòa, Nguyễn Minh Đạt, Nguyễn Thị Diệp,
Mức độ lo lắng của người bệnh và một số yếu tố
liên quan trước khi thực hiện thủ thuật chụp – can
thiệp mạch vành tại đơn vị can thiệp nội mạch.
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Vietnam Journal of Community Medicine,
64 (Special), 2023, pp. 229-36.
[5] Carli F, Charlebois P, Stein B et al., Randomized
clinical trial of prehabilitation in colorectal
surgery, Journal of British Surgery, 97 (8), 2010,
1187-97.
[6] Crockett J, Gumley A, Longmate A, The
development and validation of the Pre‐operative
Intrusive Thoughts Inventory (PITI),
Anaesthesia, 62 (7), 2007, 683-9.
[7] Delewi R, Vlastra W, Rohling WJ et al., Anxiety
levels of patients undergoing coronary procedures
in the catheterization laboratory, International
Journal of Cardiology, 228, 926-30, 2017.
[8] Hair J, Black W, Babin B et al., Multivariate Data
Analysis New Jersey: Pearson Prentice Hall, Vol. 2,
Soleh Rusyadi Maryam, Alih bahasa, Jilid, 2010.
[9] Ryamukuru D, Assessment of preoperative
anxiety for patients awaiting surgery at UTHK,
University of Rwanda, 2017.
[10] Tabachnick BG, Fidell LS, Ullman JB, Using
multivariate statistics, pearson Boston, MA, 2013.
[11] Zemła A, Nowicka-Sauer K, Jarmoszewicz K et al.,
Measures of preoperative anxiety, Anaesthesiology
intensive therapy, 51 (1), 2019, 66-72.