9. THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khối ngành sức khoẻ trường đại học Đại Nam năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang khảo sát online trên 412 sinh viên khối ngành sức khỏe trường Đại học Đại Nam qua ứng dụng Google biểu mẫu. Tình trạng giấc ngủ được đo bằng thang đo AIS-5.
Kết quả: Hơn 1/3 số sinh viên gặp rối loạn giấc ngủ theo thang đo AIS-5 (34,2%). Đa số sinh viên không gặp vấn đề với thời gian đi vào giấc ngủ buổi đêm (63,6%), tỉnh giấc trong đêm (65,5%) và tỉnh giấc sớm hơn mong muốn (62,9%). Không có sinh viên nào gặp tình trạng tỉnh giấc trong đêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một tỉ lệ cao sinh viên cảm thấy tổng thời gian ngủ thiếu rõ rệt (13,4%) hoặc nghiêm trọng (4,4%). Những sinh viên đã có người yêu có rối loạn giấc ngủ (40,6%) nhiều hơn đáng kể so với nhóm độc thân (32,1%) hoặc đã kết hôn (0%). Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao nhất ở nhóm sinh viên Y (41,4%), tiếp theo là sinh viên dược (31,3%) và thấp nhất ở sinh viên điều dưỡng (26,7%). Những sinh viên có thói quen xem video ngắn trước khi ngủ và có rối loạn tâm lý cũng có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn đáng kể.
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở sinh viên khối Khoa học Sức khỏe trường Đại học Đại Nam tương đối cao. Rối loạn giấc ngủ có liên quan tới tình trạng quan hệ, ngành học, thói quen xem video ngắn trước khi ngủ và rối loạn tâm lý. Cần có các giải pháp giáo dục sức khỏe để sinh viên Khoa học Sức khỏe có thói quen ngủ lành mạnh và tâm lý ổn định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn giấc ngủ, sinh viên khoa học sức khỏe, Đại học Đại Nam, AIS-5.
Tài liệu tham khảo
active coping in the relationship between
learning burnout and sleep quality among
college students in China, 11, p. 528831, 2020.
[2] Isa O, Shun N, Mina K et al., Development and
validation of the J apanese version of the A
thens I nsomnia S cale, 67(6), p. 420-425, 2013.
[3] M. Ghazisaeedi, H. Mahmoodi, I. Arpaci et al.,
Validity, Reliability, and Optimal Cut-off Scores of
the WHO-5, PHQ-9, and PHQ-2 to Screen
Depression Among University Students in Iran", Int
J Ment Health Addict, 20(3), p. 1824-1833, 2022.
[4] Y. Sun, H. Wang, T. Jin et al., Prevalence of
Sleep Problems Among Chinese Medical
Students: A Systematic Review and MetaAnalysis,
Front Psychiatry, 13, p. 753419, 2022.
[5] Doreen P, Vivi LA, Muhammad M et al.,
Prevalence of sleep disturbance among adolescents
with substance use: a systematic review and metaanalysis,
Child and Adolescent Psychiatry and
Mental Health, 17(1), p. 100, 2023.
[6] M. W. B. Zhang, B. X. Tran, L. T. Huong et al.,
Internet addiction and sleep quality among
Vietnamese youths, Asian J Psychiatr, 28, p.
15-20, 2017.
[7] F. A. Alshobaili, N. A. AlYousefi, The effect of
smartphone usage at bedtime on sleep quality
among Saudi non- medical staff at King Saud
University Medical City, J Family Med Prim
Care, 8(6), p. 1953-1957, 2019.
[8] M. Hysing, S. Pallesen, K. M. Stormark et al.,
Sleep and use of electronic devices in
adolescence: results from a large populationbased study,
BMJ Open, 5(1),p. e006748, 2015.
[9] Hala MMB, Heba S, Heba O et al., Investigating
the relationship of sleep quality and
psychological factors among Health Professions
students, International Journal of Africa
Nursing Sciences, 19, p. 100581, 2023.
[10] Deressa W, Abdisa BD, Berhanu W et al.,
Perceived stress, depression, and associated
factors among undergraduate health science
students at Arsi University in 2019 in Oromia,
Ethiopia, 2020.