6. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM DA DẦU MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG

Đỗ Thị Thu Hiền1,2, Lê Văn Trung1, Nguyễn Trần Hải Ánh2
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm da dầu mức độ vừa và nặng.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 62 bệnh nhân viêm da dầu người lớn mức độ vừa và nặng được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viên Da liễu Trung Ương từ 08/2020 - 10/2021.


Kết quả: Bệnh viêm da dầu gặp ở nam giới 80,7% cao hơn ở nữ giới 19,3%. Bệnh thường gặp ở những người da dầu (69,3%). Lứa tuổi từ 20-49 mắc bệnh nhiều nhất (chiếm 80,7%). Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 32,1 ± 12,6, thời gian mắc bệnh trung bình là 3,9 ± 2,8 năm. Tất cả bệnh nhân viêm da dầu người lớn mức độ vừa và nặng đều có tổn thương cơ bản là dát đỏ và vảy da. Triệu chứng cơ năng chủ yếu là ngứa (100%) và rát bỏng (87,1%). Tổn thương nằm rải rác, có ranh giới không rõ hay gặp hơn. Vị trí tổn thương hay gặp nhất ở vùng mặt (75,8%) và vùng đầu (71%). Bệnh viêm da dầu hay kèm theo trứng cá thông thường (21%). Tỷ lệ bệnh nhân viêm da dầu mức độ vừa và nặng có số lượng Malassezia từ 20 TB/VT trở lên là 19,4%. . Mật độ Malassezia ở bệnh nhân VDD mức độ nặng cao hơn mức độ vừa nhưng không có ý nghĩa thống kê.


Kết luận: Bệnh viêm da dầu thường gặp ở bệnh nhân nam, da dầu. Tổn thương cơ bản đặc trưng là dát đỏ và vảy da, thường rải rác và ranh giới không rõ với da lành, phân bố chủ yếu ở vùng đầu, mặt. Mật độ Malassezia ở bệnh nhân VDD mức độ nặng cao hơn mức độ vừa nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ak G, R B. Seborrheic dermatitis. Journal of the
European Academy of Dermatology and
Venereology : JEADV. doi:10.1111/j.1468-
3083.2004.00693.x
[2] Dessinioti C, Katsambas A, Seborrheic
dermatitis: etiology, risk factors, and treatments:
facts and controversies. Clin Dermatol. 2013;
31(4):343-351.
doi:10.1016/j.clindermatol.2013.01.001
[3] Ijaz N, Fitzgerald D, Seborrhoeic dermatitis. Br
J Hosp Med (Lond). 2017;78(6):C88-C91.
doi:10.12968/hmed.2017.78.6.C88
[4] Peyrí J, Lleonart M, Grupo español del Estudio
SEBDERM. [Clinical and therapeutic profile and
quality of life of patients with seborrheic dermatitis].
Actas Dermosifiliogr. 2007;98(7):476-482.
[5] Lê Anh Tuấn, Nghiên cứu tình hình, đặc điểm
lâm sàng, một số yếu tố liên quan và kết quả
điều trị viêm da dầu bằng kem ketoconazole và
kem corticoid. Luận văn thạc sĩ y học, Trường
đại học Y Hà Nội, 2006.
[6] Faergemann J, Johansson S, Bäck O et al., An
immunologic and cultural study of Pityrosporum
folliculitis. J Am Acad Dermatol. 1986;14(3):429-
433. doi:10.1016/s0190-9622(86)70053-4
[7] Sunenshine PJ, Schwartz RA, Janniger CK,
Tinea versicolor: an update. Cutis. 1998;61(2):
65-68, 71-72.
[8] Zug KA, Palay DA, Rock B, Dermatologic
diagnosis and treatment of itchy red eyelids.
Surv Ophthalmol. 1996;40(4):293-306.
doi:10.1016/s0039-6257(96)82004-2
[9] Gupta AK: A random survey concerning aspects
of acne rosacea (abstract). J Cutan Med Surg
2001;5:38.
[10] Misery L, Touboul S, Vinçot C et al., [Stress
and seborrheic dermatitis]. Ann Dermatol
Venereol. 2007;134(11):833-837. doi:10.1016/
s0151-9638(07)92826-4
[11] Tajima M, Sugita T, Nishikawa A et al.,
Molecular analysis of Malassezia microflora in
seborrheic dermatitis patients: comparison with
other diseases and healthy subjects. J Invest
Dermatol. 2008;128(2):345-351. doi:10.1038/
sj.jid.5701017
[12] Zaidi Z, Wahid Z, Cochinwala R et al., Correlation
of the density of yeast Malassezia with the clinical
severity of seborrhoeic dermatitis. J Pak Med
Assoc, 2002;52(11):504-506.
[13] Shemer A, Kaplan B, Nathansohn N et al.,
Treatment of moderate to severe facial
seborrheic dermatitis with itraconazole: an open
non-comparative study. Isr Med Assoc J.
2008;10(6):417-418.
[14] Nguyễn Hữu Sáu, Trần Cẩm Vân và cộng sự,
Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật chẩn đoán
xác định chủng nấm Malassezia gây bệnh lang
ben tại khu vực Hà Nội. Đề tài cấp thành phố,
Hà Nội, 2018.
[15] Hoàng Thị Phượng, Đặc điểm lâm sàng, các yếu
tố liên quan và kết quả điều trị viêm da dầu bằng
uống vitamin A acid kết hợp bôi mỡ tacrolimus
0,1%. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y
Hà Nội, 2011.
[16] Baysal V, Yildirim M, Ozcanli C et al.,
Itraconazole in the treatment of seborrheic
dermatitis: a new treatment modality. Int J
Dermatol. 2004;43(1):63-66. doi:10.1111/j.
1365-4632.2004.02123.x
[17] Thomas P Habif et al., Seborrheic dermatitis. Skin
disease. Mosby publishing: 2005: p.116-119.
[18] Thomas B.Fitzpatrick. Seborrheic dermatitis.
Dermatology in General Medicine. Mosby
publishing: 1987: p.978-981.