5. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH KHOEO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021 - 2023

Lê Thụy Thu Hiền1, Trần Hoàng Anh1, Nguyễn Tuấn Cảnh1, Trần Đỗ Thanh Phong1, Trương Văn Việt 1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân chấn thương động mạch khoeo; (2) Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch khoeo tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ năm 2021 đến năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 36 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên chấn thương động mạch khoeo được chỉ định phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2023.


Kết quả: Có 36 bệnh nhân gãy xương vùng gối đi kèm tổn thương động mạch khoeo được điều trị phẫu thuật phục hồi lưu thông động mạch khoeo, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 29,53 ± 12,16 tuổi, nam giới chiếm 77,78%. Thời gian từ khi tai nạn đến khi phẫu thuật ghi nhận chiếm nhiều nhất ở nhóm ≤ 6 giờ, chiếm 61,11%. Vị trí gãy xương tại mâm chày chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp chấn thương động mạch khoeo chiếm 63,89%. Dấu hiệu mất tín hiệu của thuốc cản quang trên phim CTA chiếm 52,78%, dấu hiệu mất liên tục động mạch khoeo chiếm 13,89% và thoát mạch chiếm 33,33%. Kết quả tưới máu chi sau phẫu thuật đạt kết quả rất tốt là 80,56%, kết quả tốt chiếm 11,1%, kết quả trung bình là 5,56%, kết quả kém đạt 2,78%.


Kết luận: Chấn thương động mạch khoeo là một chấn thương nặng ở chi dưới, dẫn đến người bệnh mất chức năng chi dưới và nghiêm trọng hơn là tử vong. Do đó các bác sĩ cần phải chẩn đoán sớm và xử trí đúng cách để góp phần cứu sống chi và hạn chế di chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Lâm, Giải phẫu đùi và gối, Giải
phẫu học, Tập 1, tr. 203 – 228, 2020.
[2] Vũ Ngọc Tú, Trần Trung Kiên, Phùng Duy Hồng
Sơn, Phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch
khoeo tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai
đoạn 2017 – 2019, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập
526, 2023, tr. 374 - 379.
[3] Nguyễn Anh Tuấn, Đánh giá kết quả sớm điều trị
tổn thương động mạch khoeo trong gãy xương
vùng gối tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần
Thơ từ năm 2021 đến năm 2023, Tạp chí Y dược
học Cần Thơ, 66, 2023, tr. 230-236.
[4] Dương Ngọc Thắng, Vũ Ngọc Tú, Trần Trung
Kiên và cộng sự, Kết quả phẫu thuật điều trị chấn
thương động mạch khoeo do trật khớp gối tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Tạp chí Phẫu thuật
tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, (30), 2020, tr.
470-475.
[5] Lê Minh Hoàng, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị tổn thương động mạch
lớn trong gãy xương, sai khớp chi dưới, Luận án
tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội, 2015.
[6] Hoàng Anh Công, Nguyễn Hữu Ước, Bùi Thanh
Danh, Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương
và kết quả điều trị chấn thương, vết thương động
mạch chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp,
Tạp chí Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt
Nam, (34), 2021, tr. 99 - 106.
[7] Davenport R, Tai N, Walsh M et al., Vascular
trauma, J. vascular surgery, (27), 2009, pp. 331 – 336
[8] Kluckner M, Gratl A, Gruber L et al., Risk factors
for major amputation after arterial vascular
trauma of the lower extremity. Scand J Surg,
2022. 111(1), pp. 84-86