4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Phạm Minh Hào1, Huỳnh Võ Ngọc Trân1, Lý Việt Phúc1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh động kinh là một loại bệnh mạn tính ảnh hưởng đến não, các trường hợp động kinh mới khởi phát thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong năm đầu đời. Chẩn đoán động kinh dựa vào điện não đồ kết hợp thăm khám lâm sàng giúp phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả.


Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và điện não đồ bệnh lý động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2023 – 2024; (2) Đánh giá kết quả điều trị bệnh lý động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2023 - 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả trên 100 bệnh nhi được chẩn đoán động kinh điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 03/2023 đến tháng 03/2024.


Kết quả nghiên cứu: Phần lớn trẻ mắc bệnh nhi động kinh khởi phát trong độ tuổi từ 1-10 tuổi (76%), với tỷ lệ cao nhất là nhóm 1-5 tuổi (42%). Có 2% trẻ mắc bệnh nhi động kinh bị chậm phát triển trí tuệ. Phân loại động kinh cơn toàn thể chiếm 57% và cơn động kinh cục bộ chiếm 43%. Trong cơn toàn thể, cơn co cứng - co giật là loại cơn phổ biến nhất (42,1%), cơn cục bộ đơn giản là loại phổ biến nhất (60,5%). Có 60% bệnh nhi động kinh có kết quả điện não đồ bình thường, có 23% bệnh nhi ghi nhận có hình ảnh khu trú 1 bên bán cầu và 17% lan toả 2 bên bán cầu đồng đều. Valproic acid (Depakin) là thuốc điều trị được sử dụng nhiều nhất (76%). Kết quả điều trị cho thấy 100% trẻ đều có triệu chứng đỡ hoặc giảm sau điều trị. Thời gian điều trị trung bình của đợt điều trị là 7,99 ± 2,87 ngày (3 ngày - 15 ngày).


Kết luận: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhi động kinh cho thấy trong cơn toàn thể, cơn co cứng - co giật là loại cơn phổ biến nhất, và trong cơn cục bộ thì cơn cục bộ đơn giản là loại phổ biến nhất, nhiều bệnh nhi có điện não đồ bình thường. Tất cả các bệnh nhân điều trị đều đỡ, giảm các triệu chứng sau trung bình 8 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] WHO, Epilepsy: a public health imperative,
World Health Organization Report,
WHO/MSD/MER/19.2, 2019.
[2] Tuan NA, Cuong LQ, Allebeck P et al., The
incidence of epilepsy in a rural district of
Vietnam: A community-based epidemiologic
study, Epilepsia, 2010; 51(12), 23772383
[3] Lê Đức Hinh, “Động kinh”, Hội thảo về động
kinh, Bệnh viện Bạch Mai, khoa thần kinh, 2000;
89–966.
[4] Lê Đức Anh, Đào Thị Nguyệt, Nguyễn Thị
Thanh Mai, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện
Nhi Thanh Hóa, Tạp chí Y học Việt Nam, 516(2),
2022.
[5] Đặng Văn Chức, Nguyễn Bích Vân, Nguyễn Việt
Anh và cộng sự, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh động kinh tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
từ năm 2019 tới 2022, Tạp chí Khoa học sức khỏe
Đại học Y Hải Phòng, Tập 1, số 1 - 2023.
[6] Đặng Anh Tuấn, Nghiên cứu lâm sàng, tổn
thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh
cục bộ kháng thuốc ở trẻ em; Luận án Tiến sĩ y
học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.
[7] Hoàng Cẩm Tú, Bệnh động kinh trẻ em dưới 6
tuổi tại Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em, Đại Học Y
Hà Nội, 1996.
[8] Lê Thị Loan, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện
não đồ và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não ở bệnh
nhân động kinh từ 1-12 tháng tuổi, Luận văn
Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội, 2018.
[9] Lê Thị Khánh Vân, Phân loại và điều trị động
kinh trẻ em ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố
Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y
dược TP Hồ Chí Minh, 2011.
[10] Nguyễn Thị Bích Vân, Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị động kinh
ở trẻ bị xơ hoá củ tại Bệnh viện Nhi Trung ương,
Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội, 2014.