2. KHẢO SÁT Ý ĐỊNH DU LỊCH CHỮA BỆNH CỦA DU KHÁCH ĐẾN TỈNH KHÁNH HÒA

Lê Tấn Phùng1, Lê Xuân Hùng2, Trần Nghiệp2, Trần Nguyễn Thị Nhật Lệ2, Nguyễn Đức Tuấn2
1 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông
2 Trường Đại học Thông tin liên lạc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ý định du lịch chữa bệnh của du khách tại các cơ sở lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa; Mô tả, phân tích một số yếu tố liên quan đến ý định du lịch chữa bệnh của du khách.


Phương pháp: Sử dụng thiết kế cắt ngang với cỡ mẫu 400 du khách đang lưu trú tại các khách sạn 4 sao trở lên thuộc tỉnh Khánh Hòa. Áp dụng thang đo MEDTOUR để đo lường ý định du lịch chữa bệnh của du khách thông qua 3 yếu tố cấu thành thang đo, bao gồm chuẩn chủ quan, thái độ và kiểm soát nhận thức. So sánh trung bình (Test t, ANOVA) và biểu đồ hình hộp được sử dụng để phân tích và minh họa số liệu. Phẩn mềm R được sử dụng để phân tích số liệu và vẽ biểu đồ.


Kết quả: Điểm trung bình thang đo MEDTOUR và 3 yếu tố cấu thành đều > 3,4, phản ánh các du khách đều có ý định du lịch chữa bệnh. Chưa thấy sự khác biệt về giới đối với ý định du lịch chữa bệnh. Tuy nhiên, chuẩn chủ quan ở nữ thấp hơn ở nam có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố nhóm tuổi và quốc tịch của du khách chưa cho thấy sự khác biệt về ý định du lịch chữa bệnh.


Kết luận: Du khách đều có ý định du lịch chữa bệnh nhưng chưa đến mức “Rất cao” theo thang điểm 5 điểm Likert. Không có sự khác biệt về ý định du lịch chữa bệnh giữa nam và nữ. Tuy nhiên, sự khuyến khích đi du lịch chữa bệnh của bạn bè, người thân đối với nữ không cao như ở nam. Chưa có bằng chứng cho thấy ý định du lịch chữa bệnh là khác nhau ở các nhóm tuổi và giữa người Việt và người nước ngoài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Qolipour M et al., Assessing Medical Tourism
Services Quality Using SERVQUAL Model: A
Patient’s Perspective. Iranian Journal of Public
Health, 2018. 47(1): p. 103-110.
[2] Çapar H, Ö Aslan, Factors affecting destination
choice in medical tourism. International journal
of travel medicine and global health, 2020, 8(2):
p. 80-88.
[3] Seow AN et al., Intention to visit Malaysia for
medical tourism using the antecedents of Theory
of Planned Behaviour: A predictive model.
International Journal of Tourism Research, 2017,
19(3): p. 383-393.
[4] Hoàng Văn Thành, Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu
dùng tại thị trường Hà Nội, Tạp chí Công
Thương, 2020, 27.
[5] Martin DS, Z Ramamonjiarivelo, WS Martin,
MEDTOUR: a scale for measuring medical
tourism intentions. Tourism Review, 2011.
[6] Norman G, Likert scales, levels of measurement
and the “laws” of statistics. Advances in Health
Sciences Education, 2010, 15(5): p. 625-632.
[7] Murray J, Likert data: What to use, parametric or
non-parametric? International Journal of
Business and Social Science, 2013. 4(11).
[8] Hair JF, WC Black, BJ Babin, Multivariate Data
Analysis: A Global Perspective. Global Edition;
2010: Pearson Education.
[9] Boguszewicz-Kreft M et al., The theory of
planned behaviour in medical tourism:
International comparison in the young consumer
segment. International Journal of Environmental
Research and Public Health, 2020, 17(5).
[10] Han H, SS Hyun, Customer retention in the
medical tourism industry: Impact of quality,
satisfaction, trust, and price reasonableness.
Tourism Management, 2015. 46: p. 20-29.
[11] Seow AN et al., Predicting medical tourism
behavioural intention using social cognition
models. Tourism Review of AIEST -
International Association of Scientific Experts in
Tourism, 2021, 76(2): p. 374-391.
[12] Naserirad M et al., Predictors of international
Muslim medical tourists’ expectations on halalfriendly
healthcare services: A hospital-based
study. Health Services Management Research,
2023, 36(4): p. 230-239.