36. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THỂ BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT THEO TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu xây dựng tiêu chí chẩn đoán thể bệnh y học cổ truyền tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt theo các tài liệu chuyên ngành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tài liệu chuyên ngành y học cổ truyền tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (chứng long bế, di niệu, lâm chứng, chứng tích tụ hạ tiêu), chọn các thể bệnh, triệu chứng có tần số xuất hiện trong tài liệu y văn mô tả có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha >60%, từ đó xây dựng tiêu chí chẩn đoán thể bệnh YHCT TSLTTTL theo nhóm các triệu chứng.
Kết quả: 7 bệnh cảnh có tần số xuất hiện từ 33% trở lên tài liệu y văn mô tả, có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 69,1% , kèm các triệu chứng lâm sàng có tần số xuất hiện từ 33% trở lên tài liệu chuyên ngành mô tả với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 62,9% được chọn làm thể bệnh y học cổ truyền tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, gồm thấp nhiệt bàng quang, phế nhiệt ủng thịnh, niệu đạo ứ nghẽn, can khí uất kết, thận dương hư, thận âm hư, trung khí bất túc.
Kết luận: Đã xây dựng được 07 thể bệnh y học cổ truyền có tần số xuất hiện từ 33% trở lên tài liệu y văn mô tả, có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 69,1%, với các tiêu chí chẩn đoán bao gồm các triệu chứng có xác xuất xuất hiện từ 33% trở lên, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 62,9% trong các tài liệu chuyên môn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, thể bệnh y học cổ truyền.
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Thế Thịnh, Giáo trình Ngoại khoa Y học cổ truyền, NXB Chính trị quốc gia, 2016, tr 52 - 77.
[3] Trần Quốc bảo, Bệnh học nội khoa y học cổ truyền (Giáo trình sau đại học), NXB Y học, 2020, tr 215 - 218.
[4] Trần Chí Cường, Trung y chẩn đoán và điều trị bệnh Nam khoa, NXB Y học nhân dân Trung Quốc, 2013, tr 58 - 72.
[5] Trần Thúy, Vũ Nam, Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, 2016.
[6] Trần Thúy, Nội khoa y học cổ truyền, NXB Y học, 2017, tr 206 - 208.
[7] Nguyễn Nhược Kim, Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, 2018, tr 126 - 129.
[8] Hoàng Bảo Châu, Nội khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, 2017, tr 428 - 434.
[9] Zhang Chun-he, Chen Tian-bo, Qin Guo-zheng et al., Correlation Between Traditional Chinese Medicine Syndrome Differentiation and Urodynamic Parameters in Benign Prostate Hyperplasia, National Journal of Andrology, 2007, Page:185-188
[10] Z. Gu, X. Qi, X. Zhai et al., Study on TCM Syndrome Differentiation of Primary Liver Cancer Based on the Analysis of Latent Structural Model, Evid Based Complement Alternat Med, 20(2), 2015, 15-23.
[11] Nguyễn Nhược Kim, Lý luận Y học cổ truyền, NXB Giáo dục, 2017.