32. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG CẮT TÚI TINH ĐIỀU TRỊ XUẤT TINH MÁU TẠI TRUNG TÂM NAM HỌC, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC TỪ 2021 ĐẾN 2024

Trịnh Hoàng Giang1, Bùi Văn Quang1, Phạm Thị Thu Trang1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi tinh điều trị xuất tinh máu tại Trung tâm Nam Học, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 2021 đến 2024.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu 36 bệnh nhân (BN) xuất tinh máu có chỉ định được phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi tinh tại Trung tâm Nam học từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2024.


Kết quả: Độ tuổi trung bình là 51,4 ± 11,8. Tất cả các BN đều có từ 2 con trở lên. Thời gian phẫu thuật trung bình 188,3 ± 18,3 (ph). Thời gian nằm viện trung bình 8,7 ± 2,9 ( ngày). Số trocar dùng trong mỗi lần phẫu thuật: 28 BN (77,8%) sử dụng 4 trocar và 8 BN (22,2%) sử dụng 5 trocar. Biến chứng trong mổ: 3 BN (8,3%) (2BN thủng bàng quang và 1BN bỏng niệu quản). Không có BN mất máu cần truyền máu trong và sau mổ. Không có bệnh nhân phải chuyển mổ mở. 2 BN (5,5%) đái máu dai dẳng sau khi khám lại 1 tháng. Đặc điểm giải phẫu bệnh: Viêm mạn tính xung huyết chảy máu túi tinh 72.2% (26 BN), bệnh lý lắng đọng Amyloid túi tinh 13,9% (5BN), nang túi tinh chảy máu 8,3% (3 BN), u lympho ác tính 5,6% ( 2 BN). Thời gian theo dõi trung bình là 8 tháng (3-16). Tất cả BN không còn hiện tượng xuất tinh máu sau mổ. Có 97,2 % BN hài lòng với kết quả phẫu thuật. Phẫu thuật không ảnh hưởng tới chức năng cương cứng của dương vật. Phẫu thuật làm giảm thể tích tinh dịch và số lượng tinh trùng.


Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt túi tinh là phương pháp an toàn và hiệu quả đối với bệnh nhân xuất tinh máu do chảy máu túi tinh. Phẫu thuật không ảnh hưởng tới chức năng cương cứng của dương vật. Phẫu thuật làm giảm số lượng tinh dịch và tinh trùng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Brien JC, Fabrizio MD, Laparoscopic and
robotic surgery of the seminal vesicles. Smith’s
Textbook of Endourology; 2012:1152-1159.
[2] Satariano M, Green O, Parekh N, Roboticassisted
seminal vesiculectomy for treatment
of refractory hematospermia. Urol Case Rep,
2023 Aug 21;50:102541. doi: 10.1016/j.
eucr.2023.102541. eCollection 2023 Sep. PMID:
37664535.
[3] Kavoussi LR, Schuessler WW, Vancaillie TG et
al., Laparoscopic approach to the seminal vesicles.
The Journal of urology; 1993;150(2):417-419.
[4] Ploumidis A, Sooriakumaran P, Philippou P et
al., Robotic-assisted laparoscopic vesiculectomy
for lower urinary tract obstruction by a large
seminal vesicle cyst. International journal of
surgery case reports; 2012;3(8):375-378.
[5] Mello MF, Andrade HS, Srougi V et al.,
Step-by-step laparoscopic vesiculectomy for252
hemospermia. Int Braz J Urol; 2016;42.
[6] Rosen RC, Riley A, Wagner G et al., The
international index of erectile function (IIEF): a
multidimensional scale for assessment of erectile
dysfunction. Urology; 1997 Jun;49(6):822-30.
[7] Zhang D-x, Li Y, Li X-g et al., Transperitoneal
laparoscopic excision of primary seminal vesicle
benign tumors: surgical techniques and followup
outcomes. Urology; 2013;82(1):237-241.
[8] Alves LJ, Graça B, Maes K, Salvage Robotic
Assisted Seminal Vesiculectomy for Merkel Cell
Carcinoma Metastasis. Acta Med Port. 2022 Jun
1;35(6):488-491. doi: 10.20344/amp.15925.
Epub 2021 Jul 23.
[9] McDougall EM, Afane JS, Dunn MD et al.,
Laparoscopic management of retrovesical cystic
disease: Washington University experience and
review of the literature. Journal of endourology;
2001;15(8):815-819
[10] Campi R, Serni S, Raspollini MR et al., Robotassisted
laparoscopic vesiculectomy for large
seminal vesicle cystadenoma: a case report and
review of the literature. Clinical Genitourinary
Cancer; 2015;13:369-373