30. XOẮN TINH HOÀN: KINH NGHIỆM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật của bệnh nhân xoắn tinh hoàn và xác định một số yếu tố liên quan với khả năng bảo tồn tinh hoàn của nhóm bệnh nhân này.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Tổng cộng 75 bệnh nhân (BN) phẫu thuật xoắn tinh hoàn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi mắc bệnh trung bình là 16,55 ± 8,12 tuổi, phân bố tập trung vào 2 nhóm 0-15 tuổi và 16-25 tuổi chiếm lần lượt là 56% và 37,3%. Bệnh lý xoắn tinh hoàn phổ biến hơn vào thời tiết lạnh như mùa đông. Tất cả các bệnh nhân đều có dấu hiệu đau vùng bìu, tinh hoàn treo cao. Dấu hiệu kèm theo có giá trị như nôn/ buồn nôn gặp ở 25,33% BN. Tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 78,9%. Rối loạn tâm lý sau mổ cắt tinh hoàn xảy ra ở 40,7% số BN với nhiều mức độ khác nhau. Số vòng xoắn trên 1 vòng, thời gian đến khám muộn và màu sắc tinh hoàn tím đen là các yếu tố nguy cơ của cắt bỏ tinh hoàn.
Kết luận: Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu trong Nam khoa, nắm được các phân bố nhóm tuổi và thời điểm khởi phát bệnh giúp chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp tăng tỷ lệ bảo tồn được tinh hoàn. Những rối loạn tâm lý sau mổ cắt tinh hoàn cần nhận được quan tâm từ cả phía bác sỹ và gia đình BN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xoắn tinh hoàn, phẫu thuật cắt tinh hoàn, bảo tồn tinh hoàn, siêu âm Doppler tinh hoàn.
Tài liệu tham khảo
a retrospective analysis, Einstein, vol. 21, p.
eAO0238, Jun. 2023, doi: 10.31744/einstein_
journal/2023AO0238.
[2] Rigby HM, Howard RJ, Rigby HM et al., Torsion
of the testis. Lancet. 1907;1:1415–21.
[3] A Piotrowska-Gall, P Stępień, P Wolak, A Survey
of Current Practice in Operative Management
of Testicular Torsion in Poland, Children, vol.
10, no. 4, p. 643, Mar. 2023, doi: 10.3390/
children10040643.
[4] Lê Vũ Tân, Dương Quang Huy, Trà Anh Duy
& cs, Khảo sát các trường hợp xoắn dây tinh tại
bệnh viện Bình Dân, Y Học TP Hồ Chí Minh 20
Pp 92 - 97, 2016.
[5] Hoàng Long, Nguyễn Hoài Bắc, Trần Quốc Hòa
& cs, Xoắn tinh hoàn: Kinh nghiệm chẩn đoán và
điều trị tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí Nghiên
cứu Y Học, 2011.
[6] A Srinivasan, N Cinman, KM Feber et al., History
and physical examination findings predictive of
testicular torsion: an attempt to promote clinical
diagnosis by house staff, J. Pediatr. Urol., vol. 7,
no. 4, pp. 470–474, Aug. 2011, doi: 10.1016/j.
jpurol.2010.12.010.
[7] XH Gang et al., Clinical characteristics of
testicular torsion and factors influencing
testicular salvage in children: A 12-year study
in tertiary center, World J. Clin. Cases, vol. 12,
no. 7, pp. 1251–1259, Mar. 2024, doi: 10.12998/
wjcc.v12.i7.1251.
[8] “Diurnal temperature change is associated with
testicular torsion: a nationwide, population based
study in Taiwan - PubMed”. Accessed: Apr. 05,
2024. [Online]. Available: https://pubmed.ncbi.
nlm.nih.gov/23415963/
[9] “An Accurate Diagnostic Pathway Helps to
Correctly Distinguish Between the Possible
Causes of Acute Scrotum - PMC”. Accessed:
Apr. 05, 2024. [Online]. Available: https://www.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5798796/
[10] “Testicular function after torsion of the spermatic
cord - PubMed”. Accessed: Apr. 06, 2024.
[Online]. Available: https://pubmed.ncbi.nlm.
nih.gov/12887467/